Giá trị của sự quan tâm tích cực
Ngay từ những giây phút đầu tiên, trẻ cần có những trải nghiệm và các mối quan hệ mà ở đó con nhận thấy mình là người có ích, biết mang lại niềm vui đến người khác. Cách người lớn quan tâm, giao tiếp và phản hồi trẻ đúng mực giúp trẻ định hình giá trị bản thân mình.
Ý thức về hình ảnh bản thân được hình thành nhờ những thông điệp yêu thương mà trẻ tiếp nhận từ cha mẹ và những người thân. Một hình ảnh lành mạnh là yếu tố cực kỳ quan trọng không chỉ đối với mối quan hệ của trẻ với những người khác mà còn giúp bé tạo dựng niềm tin vào bản thân trong quá trình khám phá thế giới.
Cảm giác an toàn của bé xuất phát từ các mối quan hệ với cha mẹ và những người lớn thường chăm sóc bé. Khi con cảm thấy sợ hãi, bất an hoặc đối diện với một trải nghiệm mới mẻ, lạ lẫm, bé sẽ cần người lớn ủng hộ, khuyến khích để tìm lại sự bình ổn, an toàn. Trong một số tình huống đặc biệt cha mẹ thường xao nhãng hoặc không chú ý đến nhu cầu của trẻ, bé có thể cảm thấy lo âu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu tình huống này diễn ra trong thời gian dài, ngay từ giai đoạn sơ sinh thì trẻ 6 tháng tuổi có thể biểu hiện dấu hiệu căng thẳng.
Thể hiện sự quan tâm tích cực theo từng độ tuổi
Từ giây phút chào đời, con bắt đầu tiếp nhận những điều cha mẹ nói và làm, thậm chí, nhận biết cách thể hiện của cha mẹ.
Trẻ sơ sinh
Ngay cả trẻ sơ sinh cũng sẵn sàng tiếp nhận và học hỏi về mọi vật, mọi người xung quanh bé. Chính vì vậy, cha mẹ càng tương tác với trẻ, bé càng tiếp nhận được nhiều.
Cha mẹ có thể tương tác với bé sơ sinh bằng cách:
Vỗ về khi bé khóc
Cười khi bé cười
Đáp lại những tiếng u, ơ của trẻ bằng cách nói những điều có ý nghĩa ( thậm chí ngay cả khi bạn không hiểu những gì con muốn thể hiện)
Trẻ nhỏ, trẻ tập đi
Khi con lớn hơn, sự kết hợp giữa lời nói và việc làm của bạn chuyển tới con những thông điệp quan trọng.
Chú ý đến cách bé đánh giá vẻ mặt hay giọng nói của bạn. Trước khi trẻ có thể hiểu và sử dụng ngôn ngữ, bé có thể nhạy cảm với âm sắc giọng nói, cử chỉ, biểu lộ gương mặt và ngôn ngữ cơ thể của bạn
Tận dụng tối đa các hoạt động hằng ngày . Tắm bé, thay tã, cho ăn, mặc đồ được coi là những nhiệm vụ tẻ nhạt, nhưng các hoạt động thường ngày này lại tạo ra vô số cơ hội để bạn tương tác với trẻ. Ví dụ, bạn có thể cưng nựng và chơi đùa với con trong khi lau người bé sau khi tắm.
Bất cứ lúc nào có thể, hãy quẳng gánh lo và các kế hoạch sang một bên để tận hưởng trọn vẹn thời gian bên con: Điều này cũng giống như khi vội vã đi trên đường, bạn có thể sẵn sàng dừng lại chỉ để quan sát một chú sâu bướm. Bạn đâu mất quá nhiều thời gian để tạo ra sự khác biệt. Hãy ngắm nhìn con yêu, mỉm cười với bé, tỏ ra vui thích, quan tâm và ở bên con một cách tích cực. Tất cả những hành động này đều truyền tải đến trẻ một thông điệp: con là điều quan trọng và đặc biệt của cha mẹ.
Chú trọng những điều tích cực. Việc bạn nóng lòng muốn sửa chữa lỗi lầm của trẻ sẽ mang lại cho bé cảm giác thất vọng, giận dữ, lơ đãng khi ở bên cha mẹ. Hơn nữa, điều này còn chứng tỏ cho trẻ thấy bé là người mắc lỗi, vô dụng, không đáng được quan tâm. Vì thế, trước khi sửa chữa lỗi của trẻ, hãy tự hỏi bản thân: Liệu điều đó có quan trọng không? Tôi có thực sự phải làm như vậy hay hãy để nó trôi qua?
Trẻ lớn
Dùng những lời nói để khen ngợi và khuyến khích bé.
Thể hiện sự hứng thú với những sở thích, hoạt động và thành công của bé.
Chú ý khi con có biểu hiện tốt. Ví dụ: Khen ngợi con khi bé dọn dẹp phòng hoặc khi bé biết chờ đến lượt chơi. Khen ngợi là biện pháp củng cố hành vi tích cực.
Cảm ơn con khi bé giúp bạn việc nhà hay ở siêu thị
Tỏ ra tin tưởng khả năng của bé. Nếu một đứa trẻ liên tục bị nhắc nhở phải cẩn thận hoặc hoặc bị dọa sẽ ngã, sẽ bị thương rất khó duy trì niềm tin ở bản thân
Tạo cho các bé nhiều cơ hội làm những gì chúng thích, và những việc sở trường của con. Cảm giác thỏa mãn khi tự mình hoàn thành một việc tốt giúp trẻ xây đắp sự tự tin vào chính mình.
Khen ngợi những cố gắng của bé chứ không chỉ chú trọng đến kết quả. Bé cần hiểu rằng thất bại không phải là chuyện gì khủng khiếp.
Tránh sửa chữa lỗi lầm của bé quá nhiều. Thử nghiệm và mắc lỗi là một phần trong cuộc sống của bé. Con có thể cảm thấy nản lòng và tuyệt vọng nếu mọi nỗ lực của mình đều bị “chấm điểm” hoặc chỉ trích
Cố gắng tách biệt đứa trẻ với lỗi lầm của bé. Không ủng hộ hành động chứ không phải không ủng hộ đứa trẻ. Để nuôi dưỡng sự tự tin ở trẻ, cha mẹ nên nhận xét “vẽ lên tường là việc làm không nghiêm túc”, thay vì nói “con hư lắm”. Cần làm cho con hiểu rằng tình yêu của cha mẹ dành cho các bé là vô điều kiện.
Thay vì nói con không được làm điều này điều kia, hãy chỉ cho con biết chúng nên làm những gì.
Trong hầu hết các trường hợp, cách diễn đạt hiệu quả nhất là chuyển từ câu phủ định sang khẳng định. Ví dụ, thay vì nói “ Đừng đi xuống lòng đường”, hãy nói “ Con hãy đi cạnh mẹ”.
Khi nào việc này trở nên khó khăn
Dù thái độ tích cực là điều được khuyến khích nhưng không phải lúc nào cha mẹ nào cũng có thể thể hiện thái độ đúng. Trẻ hoàn toàn có khả năng học cách thích nghi những khi cha mẹ thiếu nhạy cảm, không có mặt hoặc thờ ơ.
Tuy nhiên, nếu những biểu hiện tiêu cực trên diễn ra nhiều lần, thậm chí hằng ngày hoặc nếu cha mẹ cảm thấy khó khăn để thể hiện hay hành động tích cực thì đây có thể là dấu hiệu căng thẳng khi làm cha mẹ. Trong tình huống này, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ và tư vấn của các chuyên gia tâm lý.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Kết nối yêu thương với em bé sơ sinh
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.