Ví như, khu phản ánh của đầu ở trên bàn chân là ở các ngón chân, dạ dày được phản ánh ở bên trong lòng bàn chân, phía sau hành tá tràng, tiếp đó là bàng quang. Gan và tỳ ở mặt ngoài lòng bàn chân, khu vực phản ánh của cơ quan sinh dục nằm ở phần gót chân. Thận ở khu vực gần giữa lòng bàn chân, tiếp sau là tiểu tràng và đại kết tràng, phía trước là tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng và phổi, phế quản…
Theo học thuyết kinh lạc của Đông y, ngón chân cái là đường nối thông giữa hai đường kinh can và tỳ. Xoa bóp ngón chân cái có thể làm cho gan được thoải mái, khỏe lá lách, tăng sự thèm ăn, phòng và điều trị các chứng đại tiện táo bón, đau hạ sườn phải. Ngón chân út thuộc vào kinh bàng quang, xoa bóp ngón chân này có thể điều trị chứng đái dắt ở trẻ nhỏ, giúp chỉnh lại tử cung phụ nữ khi bị ngả về phía trước hoặc phía sau.
Xoa bóp phần giữa ngón chân út có hiệu quả rõ rệt trong điều trị các chứng mất ngủ, rụng tóc. Xoa bóp phần đốt dài của ngón chân thứ tư sẽ có thể giúp trị liệu chứng nổi mụn nhiều ở mặt. Xoa bóp phần da và phần mặt bên trong của đoạn ngắn ngón chân út sẽ có thể làm cho lặn bớt các sắc tố ở phần mặt gây tàn nhang, nám má. Xoa bóp ngón chân thứ hai và phần đốt dài của ngón chân giữa có thể giúp tăng cường chức năng của các tuyến nội tiết, giúp cho tuyến mồ hôi tiết dịch, giảm bớt mồ hôi trên mặt, làm cho da mặt trở nên mềm mại, nõn nà…
Ở lòng bàn chân có một huyệt rất quan trọng là huyệt dũng tuyền. Huyệt này thuộc vào kinh thận, nó nằm giữa gan bàn chân. Sách “Tu linh yếu chỉ” có viết: Xoa bóp huyệt dũng tuyền có thể giúp “tiêu trừ khí ẩm, củng cố chân dương và làm mạnh nguyên khí”. Các thí nghiệm của y học hiện đại đã chứng minh: Xoa bóp huyệt dũng tuyền có thể làm hạ huyết áp, giảm đau đầu, hoa mắt và cải thiện giấc ngủ, ngoài ra còn làm thông xoang mũi, chữa chứng chảy máu cam. Xoa bóp huyệt này cũng có tác dụng phòng chống chứng suy dinh dưỡng, gầy sút ở người già, bệnh lạnh, tê cứng chân và phù thũng. Vì thế, trong dân gian có câu : “Trước khi ngủ ngâm rửa chân bằng nước ấm còn tốt hơn cả uống thuốc bổ”.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mẹo bớt đau chân khi đi giày cao gót
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh