Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm tai giữa tiết dịch

Viêm tai giữa tiết dịch (VTGTD) là một bệnh lý “im lặng” của tai giữa, thường không có triệu chứng rõ ràng nên gây khó khăn cho chẩn đoán, hoặc chẩn đoán trễ, để lại di chứng nghe kém.

Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em, lứa tuổi thường gặp 2 - 5 tuổi. Bệnh cảnh của tắc vòi nhĩ và tái phát cao.

Xảy ra như thế nào?

Đây là một tình trạng có dịch mạn tính trong tai giữa mà thườngkhông có một dấu hiệu gì cấp tính hết. Sự tiết dịch này được mô tả bởi quá trình viêm tai, xảy ra sau một màng nhĩ bình thường và lan tỏa trong một vùng xương chũm. Bệnh xảy ra sau một tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên làm tắc mũi, dẫn đến giảm thông khí ở tai giữa và áp suất âm ở tai giữa, đồng thời sự viêm và tích tụ chất tiết ở vòm mũi họng thúc đẩy nhiễm trùng ở niêm mạc vòi nhĩ, gây ra tắc vòi nhĩ và gia tăng nhiễm trùng tai giữa, ở trẻ em vòi nhĩ ngắnvà nằm ngang hơn so với người lớn, nên có hiện tượng trào ngược dịch từ vòm mũi họng vào tai giữa nhất là ở tư thế nằm mà ở trẻ em thì hay nằm. Tất cả yếu tố trên gây nên tình trạng VTGTD.

Bên cạnh đó, trong bệnh lý VTGTD vi khuẩn gây bệnh thường do Streptococcus pneumoniae, Hemophilus influenzae, Moraxellacarrhalis và Staphylococcus aureus.

Cách xác định

Triệu chứng viêm tai giữa thường yên lặng nên trẻ không có phản ứng và cha mẹ không hay biết. Trẻ đi khám bệnh chủ yếu do viêm nhiễm đường hô hấp trên gây chảy mũi nghẹt mũi. Nghe kém được lưu ý khi cha mẹ nói trẻ chậm phản ứng hay không nghe rõ, học tập sa sút, xem hoạt hình phải mở âm lượng lớn,lúc đó cha mẹ nghi ngờ mới cho trẻ đi khám.

Trẻ lớn có cảm giác nặng tai, đầy tai, ù tai, hay kéo vành tai để nghe. Khám tai bằng đen soi tai màng nhĩ có bơm hơi quan sát thấy màng nhĩ không di động. Nội soi tai: có thể thấy màng nhĩ phồng giai đoạn viêm cấp, sau đó màng nhĩ lõm vào trong, lõm thượng nhĩ, mấu búa nhô, có thể quan sát thấy dịch màu trắng hay màu vàng nhạt sau màng nhĩ.

Đo nhĩ lượng: nhĩ lượng đồ là một đánh giá khách quan chínhxác cao: nhĩ lượng đồ týp C nghĩa là trong hòm nhĩ áp suất âm, giai đoạn sớmcủa viêm tai giữa tiết dịch. Nhĩ lượng đồ týp B nghĩa là trong hòm nhĩ có chứadịch.

Đo thính lực: điếc dẫn truyền mức độ nhẹ.

Diễn tiến và biến chứng

Khoảng 60% trường hợp sẽ tự hết dịch trong hòm nhĩ sau 3tháng, 30% cần đến 9 tháng và 10% tồn tại sau 1 năm. Một số biến chứng có thểxảy ra như: nghe kém khoảng 15 - 40dB. Tuy nhiên, mức độ nghe kém đủ nhẹ nhưngảnh hưởng nhiều đến sự hình thành ngôn ngữ ở trẻ. Sự nghe kém do viêm tai giữa tiết dịch liên quan đến chậm nói và kết quả học tập kém.

Sụp lõm tai giữa và viêm tai giữa dính. Màng nhĩ bị lõm sau đó dính vào thành trong dẫn đến giảm thể tích hòm nhĩ, dẫn đến màng nhĩ không di động, dính cố định xương con và cơ bàn đạp. Viêm tai giữa dính, khi lớp niêm mạc của tai giữa dày lên cùng với sự sụp lõm màng nhĩ tạo nên sự dính của màngnhĩ vào ụ nhô  hay chuỗi xương con, lớp niêm mạc lót mặt trong hòm nhĩ không còn.

Xơ nhĩ khoảng 10 - 20% trường hợp viêm tai giữa tiết dịch.Thường xảy ra ở giai đoạn cuối của quá trình viêm, là sự collagen và hyalinehóa và cuối cùng là lắng đọng canxi thành mảng.

Ảnh hưởng lên sự phát triển các thông bào xương chũm gây kémphát triển thông bào hơn bình thường.

Điều trị

Dùng thuốc trong điều trị nội khoa, như thuốc kháng sinh,dùng Cefaclor, Augmentin, Cifixim hay Erythromycin, thuốc kháng histamine, dùngcorticoid và kết hợp thuốc tan đàm như Exomuc, Bro-zedex, Terpin gono.

Điều trị phẫu thuật khi điều trị nội khoa không kết quả,bằng trích rạch màng nhĩ hay đặt ống thông nhĩ nhằm lấy hết dịch tai giữa cảithiện thính lực và ngăn ngừa tái phát nhờ cung cấp thông khí tai giữa. Việc đặtống thông nhĩ khi VTGTD kéo dài trên 3 tháng, có biến chứng và đo lượng nhĩ đồtýp B. Đặt ống thông nhĩ thường duy trì từ 3 tháng đến 1 năm, sau đó lấy ra màng nhĩ sẽ tự liền.

Dự phòng

Đây là bệnh lý thứ phát sau đợt nhiễm trùng đường hô hấptrên hay sau đợt viêm VA mạn tính lời khuyên đến các bà mẹ: tránh không để xảyra nhiễm trùng bằng cách cung cấp cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ ấm cổ chotrẻ thường xuyên, tránh cho trẻ tắm đêm, sử dụng quạt ngủ không để luồng gióthẳng vào mặt trẻ, sử dụng máy lạnh luôn giữ nhiệt độ phòng ấm, thích hợp ởnhiệt độ 26 - 28oC tránh lạnh quá dễ gây viêm họng và viêm phế quản. Khi trẻ bịho sốt hay sổ mũi cần đi khám bác sĩ nhi ngay, để có cách điều trị thích hợp,đặc biệt những trẻ có tiền căn viêm VA cần điều trị tích cực hơn.

 

BS. NGUYỄN THUẬN THÀNH - Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

Xem thêm