Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Việc không bao giờ lau kính thực sự tệ đến mức nào?

Bạn thường lau sạch thiết bị tập thể dục hoặc thảm tập yoga sau khi tập luyện xong. Bạn thậm chí có thể nhớ làm sạch những thứ như điện thoại hoặc hộp đựng kính áp tròng. Nhưng lần cuối cùng bạn lau kính là khi nào?

Kính bẩn có thể khiến bạn khó nhìn rõ hơn và dễ bị hỏng kính hơn. Trong một số trường hợp, chúng thực sự có thể gây tổn thương cho da hoặc mắt của bạn.

Điều gì xảy ra khi bạn không lau kính?

Chắc chắn, bụi bẩn tích tụ trên tròng kính và gọng kính của bạn. Nhưng điều đó liệu có gây tác hại đối với tầm nhìn và sức khỏe của bạn?

#1. Bạn không thể nhìn rõ

Rõ ràng là một vết bẩn lớn trên tròng kính của bạn sẽ khiến bạn khó nhìn rõ hơn. Bác sĩ cho biết ngay cả một chút bụi hoặc mảnh vụn cũng có thể có tác động tiêu cực. Thấu kính bẩn sẽ tạo ra hiện tượng mờ và hạn chế lượng ánh sáng đi vào mắt.

#2. Mắt kính của bạn có thể bị trầy xước

Bác sĩ chỉ ra rằng những mảnh bụi hoặc mảnh vụn bám xung quanh mắt kính của bạn có gây trầy xước mắt kính. Điều này có thể tạo ra nhiều vấn đề hơn cho thị lực của bạn. Các vết xước tạo ra vết mờ và có thể gây ra quầng sáng và chói hại mắt của bạn.

#3. Bạn dễ bị kích ứng da hoặc nổi mụn hơn

Bụi bẩn và dầu tích tụ trên khuôn mặt suốt cả ngày có thể chuyển sang gọng kính, đặc biệt là quanh mũi hoặc tai. Nếu không làm sạch gọng kính một cách kỹ lưỡng thì về cơ bản, bạn đang đặt vết bẩn trở lại trên mặt mình mỗi ngày. Những vết bẩn này sẽ cọ xát vào da và khiến da bị bong tróc, có thể gây nhiễm trùng hoặc đau.

#4. Bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng

Kính bẩn của bạn có thể chứa các vi khuẩn khiến bạn bị bệnh.

Trong một nghiên cứu nhỏ đăng trên tạp chí ‌PLOS One‌ số tháng 11 năm 2018, các nhà nghiên cứu đã xác định được 215 loại vi khuẩn khác nhau sống trên 21 cặp kính, bao gồm cả tụ cầu khuẩn ‌Staphylococcus‌, thường gây nên các nhiễm trùng từ nhé đến nặng trên da và các cơ quan trong cơ thể.

Các nhà nghiên cứu cho biết, chạm vào mắt sau khi chạm vào gọng kính sẽ có nguy cơ đưa những vi khuẩn khó chịu vào mắt.

Vì vậy, bạn nên lau kính thường xuyên!

Bác sĩ khuyên bạn nên vệ sinh mắt kính ít nhất một lần một ngày, bằng khăn lau kính hoặc các dung dịch vệ sinh kính. Hãy vệ sinh ngay nếu bạn nhận thấy các vết bẩn tích tụ rõ ràng.

Đọc thêm tại bài viết : Dấu hiệu của việc đeo kính sai số

Bạn không cần phải quá khó tính với gọng kính, nhưng bạn nên vệ sinh chúng ít nhất vài ngày một lần.

Cách làm sạch kính của bạn

Mắt kính

Bác sĩ cho biết, mỗi ngày một lần, hãy xịt mắt kính của bạn bằng bình xịt làm sạch không chứa cồn và lau khô chúng bằng vải lau kính mịn. Để làm sạch nhanh chóng khi đang di chuyển, chỉ cần lau mắt kính bằng vải sợi nhỏ.

Gọng kính

Bác sĩ khuyến nghị khi đến lúc làm sạch gọng kính của bạn, hãy rửa sạch chúng dưới nước ấm và lau khô bằng vải mịn.

Nếu miếng đệm mũi của bạn bắt đầu có vết bẩn, bạn cũng có thể mang chúng đến bác sĩ nhãn khoa. Hầu hết đều có thiết bị làm sạch bằng sóng siêu âm có thể loại bỏ vi trùng và cặn tích tụ một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Những gì cần tránh

Một số thứ bạn không nên dùng để lau kính. Khăn giấy hoặc giấy ướt có thể làm xước bề mặt tròng kính của bạn. Hãy tránh xa việc sử dụng nước bọt trên tròng kính của bạn vì nó có chứa dầu tự nhiên cũng có thể làm hỏng tròng kính.

Đừng dùng xà phòng rửa tay hoặc xà phòng rửa chén thay cho chất tẩy rửa mắt kính chuyên dụng vì các loại tẩy rửa này có chứa chất mài mòn có thể gây trầy xước.

Vì vậy, việc không bao giờ lau kính của bạn thực sự tệ đến mức nào?

Lau kính là một thói quen tốn ít công sức nhưng có thể mang lại những lợi ích cao như thị lực rõ ràng hơn, tròng kính bền hơn, làn da và đôi mắt khỏe mạnh hơn. Vì vậy, nó đáng được thực hiện thường xuyên, các chuyên gia khuyến cáo. Bên cạnh đó, không làm sạch kính đúng cách có thể dẫn đến giảm thị lực tạm thời và không nhận được đầy đủ lợi ích của tròng kính.

Bây giờ, hãy lấy đồ vệ sinh kính của riêng bạn, lau kính thật kỹ và sẵn sàng để nhìn rõ hơn rất nhiều!

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Những sai lầm thường gặp khi sử dụng kính áp tròng

Hồng Ngọc - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam - Theo Livestrong
Bình luận
Tin mới
  • 08/09/2024

    3 cách tự nhiên giúp giảm buồn nôn

    Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.

  • 07/09/2024

    Chuyên gia chia sẻ cách “sử dụng” thời gian hàng ngày để kéo dài tuổi thọ

    Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

  • 07/09/2024

    Lý do bạn nên hiến máu thường xuyên

    Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.

  • 07/09/2024

    Vũ khí bí mật chống lại viêm nhiễm phụ khoa

    Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.

  • 07/09/2024

    Những thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt

    Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.

  • 06/09/2024

    Đôi môi nói lên điều gì về sức khỏe?

    Đôi môi căng mọng, mềm mại giúp gương mặt tràn đầy sức sống. Trái lại, một vài dấu hiệu sau cho thấy đôi môi đang “lên tiếng” cảnh báo bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sức khỏe.

  • 06/09/2024

    Béo phì ảnh hưởng đến làn da thế nào?

    Tình trạng thừa cân, béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe làn da. Một vài vấn đề da liễu có liên hệ mật thiết với cân nặng của bạn.

  • 06/09/2024

    Những điều cần biết khi bạn dị ứng penicillin

    Dị ứng penicillin là phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn với thuốc kháng sinh penicillin. Kể từ những năm 1940, penicillin đã trở thành loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nhưng một số người gặp phản ứng xấu khi sử dụng loại kháng sinh này.

Xem thêm