Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Video: Đau khi làm "chuyện ấy" - Nguyên nhân vì sao?

Phụ nữ bị đau khi quan hệ có phải do viêm nhiễm phụ khoa hay do vấn đề nào khác? Hãy cùng tìm hiểu về những nguyên nhân gây đau khi làm "chuyện ấy" trong video dưới đây!

75% phụ nữ bị đau mỗi khi làm "chuyện ấy"

1. Sản phẩm chăm sóc cá nhân

Các hóa chất trong nước hoa, sữa tắm, thuốc nhuộm, xà phòng... có thể gây viêm da xung quanh âm đạo. Hãy lựa chọn các sản phẩm có chứa thành phần tự nhiên và ít hóa chất.

2. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng có thể gây đau, ngứa và làm thay đổi lượng khí hư. Nguyên nhân nhiễm trùng có thể do nhiễm nấm, bệnh lây qua đường tình dục, viêm âm đạo do vi khuẩn. Hãy đi khám phụ khoa khi nhận thấy những thay đổi bất thường ở vùng kín. Có thể bác sỹ sẽ kê đơn thuốc giúp bạn điều trị các vấn đề này.

3. Co thắt âm đạo

Co thắt âm đạo xảy ra khi các cơ ở âm đạo co thắt lại khi có vật thể xâm nhập. Nó gây đau đớn và khó chịu khi quan hệ. Hãy đến gặp bác sỹ để được tư vấn về cách làm thư giãn cơ sàn chậu.

4. Khô âm đạo

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể do căng thẳng, các loại thuốc, thay đổi hormone... Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ về các giải pháp như sử dụng chất bôi trơn hoặc kem estrogen.

5. U nang buồng trứng

Bạn sẽ cảm thấy đau nhói khi quan hệ chạm vào các nang. Rất may là hầu hết các nang này đều tự biến mất nhưng bạn cần nói chuyện với bác sỹ về cơn đau để loại trừ những nguyên nhân khác.

Cuối cùng, dù nguyên nhân nào khiến bạn bị đau khi quan hệ tình dục thì cũng cần đến gặp bác sỹ để được thăm khám kịp thời.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các vấn đề sức khỏe của quan hệ tình dục đồng giới nữ

 

 

 

Trần Lưu - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 30/05/2023

    Điều trị viêm họng liên cầu khuẩn

    Viêm họng liên cầu khuẩn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến cổ họng và amidan. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và biện pháp phòng bệnh qua bài viết sau đây.

  • 30/05/2023

    Có nên bổ sung vitamin khi đói?

    Uống vitamin vào buổi sáng có thể là một cách tốt để duy trì thói quen uống thuốc, nhưng dùng vitamin khi bụng đói có thể có một số nhược điểm. Đọc bài viết sau để biết cách mà bạn có thể tối đa hóa lượng vitamin của mình và tránh bị đau bụng.

  • 30/05/2023

    Thói quen vừa tắm vừa đánh răng có tốt không?

    Đánh răng khi tắm có thể giúp bạn tiết kiệm được vài phút trong chu trình vệ sinh cá nhân hàng ngày. Nhưng liệu đây có phải là ý tưởng tốt nhất mang lại hiệu quả vệ sinh cho bạn?

  • 29/05/2023

    Phân biệt dịch tiết âm đạo và rò rỉ nước tiểu

    Nước tiểu thường có màu vàng và lượng thường khá nhiều so với dịch tiết âm đạo. Bên cạnh đó, dịch tiết âm đạo ra thường có màu trắng và đặc hơn so với nước tiểu. Tiết dịch âm đạo quá nhiều và rò rỉ nước tiểu có nguyên nhân cơ bản khác nhau và bạn sẽ cần được thăm khám để chẩn đoán, cũng như điều trị sớm.

  • 29/05/2023

    Ung thư cổ tử cung tế bào nhỏ

    Đọc bài viết sau để khám phá thêm về ung thư cổ tử cung tế bảo nhỏ. Bài viết này sẽ đề cập đến các triệu chứng, yếu tố rủi ro cũng như cách chẩn đoán và điều trị bệnh.

  • 29/05/2023

    Nguyên nhân phát ban hình tròn

    Nguyên nhân gây phát ban hình tròn có thể do các vấn đề về da. Thông thường, người ta nghi ngờ phát ban hình tròn có thể là bệnh hắc lào (một tình trạng nấm da), nhưng phát ban có thể có hình dạng như hắc lào nhưng lại có một số đặc điểm khác biệt.

  • 28/05/2023

    Các loại chấn thương khi sinh

    Cùng tìm hiểu chấn thương khi sinh là gì và cần làm gì để đối phó với bệnh này qua bài viết sau đây.

  • 28/05/2023

    Thuốc làm tăng lượng đường máu

    Một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn phổ biến có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Mỗi loại thuốc có thể làm tăng đường huyết theo nhiều cơ chế khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng là có thể gây ra bệnh tiểu đường hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh.

Xem thêm