Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm gì sau khi quan hệ với người nhiễm HIV?

Khi quan hệ với người đã nhiễm HIV, để không lây bệnh, người dân cần trang bị kiến thức cho mình.

Theo bác sĩ Hoàng Hải Hà, khoa Nội, Bệnh viện 09 (Hà Nội), một người chắc chắn đã bị HIV, khả năng lây cho đối tác khi quan hệ tình dục không an toàn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cường độ quan hệ, mức độ trầy xước do quan hệ gây ra, mức độ viêm nhiễm của buồng tử cung, lượng virus HIV trong tinh dịch (người bị nhiễm HIV đang ở giai đoạn nào, càng giai đoạn sau thì khả năng lây càng cao).

Tuy nhiên, trong trường hợp quan hệ an toàn với bao cao su (trừ trường hợp thô bạo làm rách bao), khả năng lây bệnh lại không xảy ra.

Nếu ngay sau khi quan hệ không an toàn với người dương tính với HIV, để biết mình có bị lây hay không, cần phải tiến hành xét nghiệm. 

Do đó, nếu nghi ngờ bị lây, chúng ta phải ngay lập tức liên hệ với các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị phơi nhiễm HIV. Điều trị chống phơi nhiễm bắt buộc phải tiến hành sớm ngay sau khi có các hành vi nguy cơ, trước thời điểm 72 giờ. Thời gian điều trị kéo dài liên tục trong 28 ngày. Sau đó, người phơi nhiễm sẽ tái xét nghiệm HIV. Nếu kết quả âm tính là không bị lây. Thuốc điều trị phơi nhiễm HIV có bán tại nhà thuốc của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, với giá khoảng 800.000 đồng.

Nhiều bệnh nhân hốt hoảng khi lây HIV từ gái mại dâm. Ảnh: Quỳnh Trang.

 

Theo bác sĩ Hà, thực tế, không phải người bệnh HIV nào cũng biết được tình trạng của mình. Đôi khi họ chỉ vô tình biết bệnh khi đi khám bệnh. Do đó, khả năng lây bệnh cho chồng, đối tác, bạn tình hoàn toàn có thể xảy ra. Lúc này, việc điều trị phơi nhiễm không còn tác dụng.

Do đó, việc cần làm sau khi cầm kết quả dương tính với HIV đối với người đã bị lây bệnh là điều trị bằng thuốc kháng virus HIV. Hiện việc điều trị bằng ARV được các trung tâm y tế quận, huyện luôn sẵn sàng cung ứng thuốc và miễn phí. 

Nếu điều trị ARV, khả năng lây khó

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, cho hay việc điều trị bằng thuốc ARV cho người bị HIV có ý nghĩa rất quan trọng.

“Khi người bệnh uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định, đạt được và duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện sẽ thực sự không có nguy cơ làm lây truyền HIV sang đối tác”, PGS Long cho biết.

Trong đó tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện được hiểu là khi HIV dưới 200 bản sao/ml bằng cách xét nghiệm.

Ở Việt Nam, 91,5% số người điều trị đều có tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện, tức không có khả năng lây nhiễm sang bạn tình khi quan hệ tình dục không dùng bao cao su hoặc bất cứ biện pháp an toàn nào.

“Khi bị nhiễm HIV, bệnh nhân tuân thủ điều trị đầy đủ, nghiêm túc, có thể hoàn toàn sống chung với HIV, sinh hoạt và quan hệ tình dục như bình thường. Đặc biệt, họ có thể sinh con không bị nhiễm bệnh. Điều này có ý nghĩa rất lớn”, PGS Long nhấn mạnh.

Do đó, điều ý nghĩa để giảm việc lây truyền HIV qua đường tình dục là người bệnh phải điều trị ARV, tuân thủ điều trị. Đối với người khỏe mạnh, tránh quan hệ bừa bãi, không an toàn. Khi bị phơi nhiễm, cần điều trị ngay lập tức.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV - Bạn đã biết những gì?

 

 

Hà Quyên - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm