Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vị thuốc trị phong hàn cảm cúm

Cổ xưa người ta đã coi hành là thứ thuốc tốt. Trong Đông y cho rằng, hành có tính cay ôn hòa, có tác dụng giải hàn, ôn thông dương khí, giải độc... Phần hành trắng là vị thuốc chính dùng chữa trị phong hàn cảm cúm.

Hành có nhiều tên gọi là hành hoa, hành củ, hành chăm... thường được dùng làm gia vị nấu trộn và khử tanh thức ăn. Khi dùng làm gia vị trộn lẫn, hành được cắt nhỏ hoặc đập nát để chiên xào tạo mùi thơm kích thích tiết dịch vị. Hành có thể trộn tươi, cũng có thể ép chiết thành dầu hành. Hành không chỉ là thứ thực phẩm gia vị như một thứ rau xanh mà còn là một thứ thực phẩm sức khỏe bổ dưỡng không thể thiếu trong những bữa ăn. Mùi vị hăng thơm của hành có tác dụng làm át mùi tanh, ngoài ra còn làm tăng thêm mùi vị thơm, có thể phân giải chất lòng trắng trứng thành pepton (một loại chất hữu cơ có thể kháng bệnh) nâng cao được khả năng hấp thu protein của cơ thể. Thức ăn có hành còn có tác dụng giải độc, thúc đẩy dạ dày và ruột tăng khả năng tiêu hóa thức ăn, bởi thế, hành được gọi là "thực phẩm gia vị sức khỏe".

Chữa đau đầu, nghẹt mũi: Lấy 4-5 khía hành, 20g đậu xị nhạt, 20g gừng tươi đun sôi uống.

Người cảm mạo, tưa lưỡi dùng hành nấu canh cá chép làm món khai vị hỗ trợ bữa ăn ngon dễ tiêu.

Người đau dạ dày lấy 4 gốc hành giã nát đổ nước và chút đường đỏ đun làm nước uống, mỗi ngày uống 3 lần, uống đều trong một thời gian sẽ thấy chuyển biến.

Chữa tay chân tê dại bằng cách lấy 50g hành củ, 15g gừng, 3g hồ tiêu đun thành nước uống sẽ khỏi.

Để chữa thiếu sữa cho phụ nữ sinh con, lấy hành củ 2 cây, đương quy 10g, hoàng kỳ 15g đun lên thành nước thuốc uống.

Ngoài các phương pháp chữa trị kể trên, hành còn dùng ngoài chữa:

Đau bụng hoặc khó đi tiểu tiện thì nướng hành đắp vào rốn.

Người bị ung nhọt kiểu chuỗi ở cổ, lưng đau đớn thì lấy hành củ giã dập rồi trộn với mật ong đắp lên chỗ đau có tác dụng giải độc.

Người bị viêm mũi cấp hoặc mạn tính, trước hết dùng nước muối nhạt rửa mũi, sau đó bông que chấm nước củ hành ép lau bên trong hai lỗ mũi.

Để chữa trĩ, dùng lá hành đun sôi để nguội ngâm rửa hậu môn.

Đau viêm khớp lấy giấm chua trộn hành củ đập dập đắp.

Y học hiện đại đã chứng minh, hành ngoài chất protein, mỡ, đường các loại, vitamin các loại, chất đỏ cà rốt, axit carbonic, magiê, canxi còn có vị của tỏi, dầu thực vật, êtylen... Với những thành phần phong phú này, hành còn có thể ngăn ngừa chữa trị được các bệnh lỵ, bạch hầu, nấm, kích thích chức năng miễn dịch, nâng cao khả năng kháng bệnh trong cơ thể mỗi người. Bởi vậy, thường xuyên ăn hành làm thông hô hấp, trợ tiêu hóa. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, từ hành chiết lấy một chất đặc biệt ngăn ngừa được tế bào ung thư phát triển. Hành còn có thể làm nhuyễn phế quản, ngừa đông vón máu, ngăn ngừa tắc mạch, chống được bệnh về tim. Lâm sàng nghiên cứu khẳng định, người thường xuyên ăn hành các triệu chứng bệnh tim mạch như nghẽn mạch huyết quản, xơ vữa động mạch, bệnh van tim đều rất ít. Ngoài ra, nếu thường xuyên ăn hành sẽ ngăn ngừa được các loại bệnh đái tháo đường, viêm khớp, giảm nhẹ bệnh tăng huyết áp... Hành có nhiều tác dụng chữa bệnh, tăng cường sức khỏe như thế nên bữa ăn mỗi gia đình không thể thiếu hành. Miền Nghệ An, Hà Tĩnh có loại hành tăm, củ bé như hạt ngô là loại hành có giá trị cao nhất cả trong chữa bệnh và làm thực phẩm.

Hành có giá trị nhiều mặt như vậy, nên để có hành dùng trong suốt cả năm dài, cần biết cách bảo quản. Hành thích ẩm, nhiệt độ thấp. Khi thu hoạch xong buộc thành túm, để nơi mát mẻ khô ráo, xếp lá trên, củ dưới, không được tưới nước. Về mùa đông, khi hành bị đông cứng thì đừng va đập vào nó, cứ để nguyên hiện trạng, tự nó trở lại bình thường. Chính vì thế mà tục ngữ có câu: "Hành không sợ khổ luyện, chỉ sợ va đập" là như thế.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lý do bạn nên ăn hành lá mỗi ngày

BS. Xuân Lệ - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 30/10/2024

    Làm thế nào để giữ cho gan của bạn khỏe mạnh?

    Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.

  • 29/10/2024

    Giảm cortisol bằng loại thức uống quen thuộc

    Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.

  • 29/10/2024

    Có bao nhiêu calo trong quả bơ?

    Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 29/10/2024

    Chuyên gia cảnh báo: tác động nghiêm trọng đến sức khỏe do biến đổi khí hậu đối với phụ nữ mang thai, trẻ em và người già

    Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.

  • 29/10/2024

    Chăm sóc giảm nhẹ rất cần thiết cho người cao tuổi

    Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.

  • 28/10/2024

    Dấu hiệu khi ngủ cảnh báo nguy cơ đột quỵ

    Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

  • 28/10/2024

    Áp dụng quy tắc 3-2-1 để ngủ ngon

    Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.

  • 28/10/2024

    Cách chống say tàu xe hiệu quả

    Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.

Xem thêm