Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vì sao bột hạnh nhân đang dần thay thế cho bột mì trong các công thức nấu ăn?

Thay thế bột mì bằng bột hạnh nhân có giúp đem lại lợi ích sức khỏe hay không và vì sao lại phải thay thế?

Vì sao bột hạnh nhân đang dần thay thế cho bột mì trong các công thức nấu ăn?

Nhiều người sử dụng bột hạnh nhân thay thế cho bột mì

Bột hạnh nhân đang dần thay thế vị trí cho bột mì truyền thống vì chứa ít carb (tinh bột), đảm bảo dinh dưỡng khi đóng gói và có vị ngọt nhẹ.

Bột hạnh nhân cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn bột mì truyền thống.

Bột hạnh nhân là gì?

Bột hạnh nhân được làm từ hạt hạnh nhân nghiền. Quá trình sản xuất bột hạnh nhân bao gồm đun hạt hạnh nhân trong nước sôi để tách lớp vỏ ra khỏi hạt, sau đó nghiền và rây bột.

Bột hạnh nhân đã được tách vỏ có màu trắng sữa

Cần phân biệt bột hạnh nhân với bột hạnh nhân thô. Bột hạnh nhân thô có điểm khác là được nghiền từ hạnh nhân nguyên vỏ. Hai loại bột này có thể thay thế cho nhau nhưng có sự khác nhau lớn trong các công thức nấu ăn.

Hàm lượng chất dinh dưỡng trong bột hạnh nhân

  • Lượng calo: 163cal
  • Chất béo: 14,2gr (9gr chất béo không bão hòa đơn)
  • Protein: 6,1gr
  • Tinh bột: 5,6gr
  • Chất xơ: 3gr
  • Vitamin E: 35% RDI
  • Mangan: 31% RDI
  • Magne: 19% RDI
  • Đồng: 16% RDI
  • Phosphor: 13% RDI

Bột hạnh nhân chứa hàm lượng vitamin E cao, giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do, ngăn ngừa bệnh tim và bệnh ung thư. Nhiều nghiên cứu khoa học thực tế đã chỉ ra vitamin E giúp đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh Alzheimer’s. Ngoài ra, kali cũng được tìm thấy với hàm lượng cao trong bột hạnh nhân. Kali giúp cải thiện kiểm soát đường trong máu, giảm kháng insulin và hạ huyết áp.

Bột hạnh nhân giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Sử dụng bột hạnh nhân giúp bảo vệ sức khỏe

Các thực phẩm được tinh chế từ lúa mì thường có hàm lượng carb cao, hàm lượng chất xơ và chất béo thấp. Chúng có thể gây ra hiện tượng lượng đường trong máu tăng giảm đột biến, khiến bạn mệt mỏi và cảm thấy đói, thèm các thực phẩm nhiều đường và calo.

Trong khi đó, bột hạnh nhân lại chứa lượng carb thấp, chứa nhiều chất béo lành mạnh và cả chất xơ. Những đặc tính này giúp bột hạnh nhân trở thành thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, giúp đường đi vào máu một cách từ từ và cung cấp nguồn năng lượng bền vững cho cơ thể.

Sử dụng bột hạnh nhân thay thế cho bột mì sẽ giúp những người mắc đái tháo đường type 2 giảm đáng kể lượng đường trong máu và cải thiện chức năng insullin. Kể cả với những người không mắc bệnh tiểu đường type 2 thì các đặc tính trên của bột hạnh nhân cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

 

Bột hạnh nhân không chứa gluten

Các loại bột mì thường chứa một loại protein có tên gọi là gluten, giúp bột giãn nở và giữ không khí trong quá trình nướng, giúp bột xốp nhẹ hơn. Đối với những người mắc bệnh celiac (một bệnh lý đường ruột do nhạy cảm với gluten) thì không thể sử dụng bột mì. Mặc dù cơ thể có cơ chế tự động loại bỏ gluten ra khỏi cơ thể nhưng những người mắc bệnh này có thể gặp các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy, sụt cân, da nổi mẩn và mệt mỏi.

Trong khi đó, bột hạnh nhân không chứa gluten, là sự lựa chọn tốt hơn cho cả những người mắc bệnh celiac.

Giảm cholesterol xấu và hạ huyết áp

Huyết áp cao và cholesterol xấu cao sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim. Những thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng đến huyết áp và hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Một số phân tích khoa học cho thấy, những người ăn hạt hạnh nhân nhiều có kết quả hàm lượng cholesterol xấu giảm trung bình 5.79mg/dl LDL cholesterol.

Ngoài ra, hạnh nhân cũng chứa nhiều magne, nhiều nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt magne có liên quan đến cao huyết áp.

Sử dụng bột hạnh nhân trong nấu ăn

Bạn có thể sử dụng bột hạnh nhân để thay thế cho bột mì trong các công thức bánh nướng hoặc các món tương tự.

Bột hạnh nhân sẽ không nở nhiều so với bột mì mà sẽ đặc và phẳng hơn. Bột hạnh nhân cũng chứa nhiều calo hơn bột mì. Trong 28gr bột mì chứa 102cal.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Tại sao nên bổ sung hạt hạnh nhân vào khẩu phần ăn hàng ngày?

Mỹ Linh H+ (Theo Healthline) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2025

    Nhận thức đúng về thực phẩm giải nhiệt mùa hè

    Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác

  • 20/04/2025

    6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa

    Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

  • 20/04/2025

    7 loại thực phẩm cay giúp chống ngạt mũi và đau đầu do viêm xoang

    Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !

  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Sử dụng kháng sinh an toàn cho trẻ em

    Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.

  • 18/04/2025

    Cha mẹ thông thái chọn sữa nào cho trẻ tuổi học đường 6–15 tuổi

    Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.

  • 18/04/2025

    Người mắc hội chứng ống cổ chân nên ăn gì và tránh ăn gì?

    Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.

Xem thêm