Với trẻ nhỏ thường là sặc bột vì trẻ mới bắt đầu ăn bổ sung, phản xạ nhai và nuốt những thức ăn đặc là chưa thích nghi vì trước đó trẻ toàn ăn sữa (lỏng dễ nuốt). Khi cho trẻ ăn, có thể trẻ đang ngậm bột mà khóc, la hét hay hoảng sợ, cũng có thể ngậm bột trong khi chơi đùa, cười rồi bị ho sặc sụa, hoặc người lớn trong khi cho ăn hay cưỡng ép trẻ như bịt mũi để trẻ há miệng rồi đẩy sâu thìa bột vào miệng trẻ...
Dấu hiệu nhận biết
Bột, cháo xay nhuyễn có độ quánh cao, khi sặc dị vật rơi vào đường thở tới thanh môn sẽ gây phản xạ co thắt thanh quản gây ho rũ rượi và khó thở tím tái, chân tay cứng đờ, trẻ không thể khóc, chỉ ú ớ, có thể co giật, nôn ra dịch. Phải xử lý ngay khi mới có phản xạ co thắt thanh quản nhẹ như ho rũ rượi và khó thở. Trường hợp nặng có thể tràn dịch qua mũi...
Một số phương pháp xử lý khi trẻ bị sặc.
Cách xử lý
Bước 1: Bế trẻ lên ngay rồi đặt nằm sấp trên một cánh tay, dùng bàn tay đỡ đầu và cổ trẻ hoặc đặt lên đùi, chú ý để đầu trẻ thấp hơn lồng ngực. Một tay dùng lòng bàn tay vỗ mạnh 5-7 cái vào lưng trẻ chỗ giữa hai xương bả vai khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng để tống đẩy dị vật ra ngoài.
Bước 2: Nếu trẻ vẫn tím tái phải lật trẻ nằm ngửa bằng cách đỡ đầu trẻ và kẹp giữa hai đầu gối, đầu trẻ thấp hơn thân. Dùng hai ngón tay chỏ và giữa của bàn tay phải ấn mạnh vùng dưới xương ức 5 lần. Quan sát vùng mũi họng nếu có dịch thì hút sạch để không ứ đọng trong mũi và miệng trẻ. Vùng dưới xương ức là vùng mềm khi ấn xuống sẽ lõm vào.
Bước 3: Nếu dị vật chưa rơi ra, tiếp tục lật người trẻ lại để vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng - ấn ngực cho đến lúc dị vật rơi ra khỏi đường thở, nếu không kịp thời, bột rơi vào phổi gây nhiễm khuẩn phổi thứ phát hay viêm phế quản.
Trong khi xử lý bước 1, tùy tình trạng dị vật gây sặc, nếu thấy trẻ vẫn không đỡ, cần gọi cấp cứu y tế ngay, càng sớm chừng nào càng tốt chừng ấy. Trong khi chờ đợi xe cấp cứu vẫn tiếp tục xử lý tiếp các bước sau.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách cấp cứu người bị nghẹn
Mặc dù chế độ ăn uống không thể trực tiếp chữa khỏi liệt dây thần kinh số 6 nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi và duy trì sức khỏe tổng thể.
Gần 600 loại sữa giả đã nhắm đến nhóm người tiêu dùng nhạy cảm: người bệnh, phụ nữ mang thai, trẻ sinh non và trẻ nhỏ. Nhiều người tỏ ra lo lắng vì ảnh hưởng sức khỏe sau khi sử dụng những sản phẩm này trong thời gian dài.
Sốt xuất huyết (SXH) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, lây lan qua muỗi đốt. Đây là một bệnh dịch nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm Việt Nam.
Một nghiên cứu mới cho thấy việc chuyển từ sữa nguyên kem sang sữa tách kem có thể giúp giảm chứng đau nửa đầu, mang đến giải pháp thay đổi chế độ ăn uống ít tốn kém cho hàng triệu người mắc phải tình trạng này.
Sởi và rubella là hai bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn, đặc biệt là những người chưa có miễn dịch.
Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.
Căng thẳng trong kỳ thi là một vấn đề phổ biến mà hầu hết học sinh đều phải đối mặt. Việc chuẩn bị cho kỳ thi đòi hỏi sự tập trung cao độ, nỗ lực bền bỉ và khả năng quản lý thời gian hiệu quả. Khi áp lực quá lớn, nhiều học sinh rơi vào trạng thái lo lắng, thậm chí trầm cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và sức khỏe tinh thần. Chính vì vậy, tìm hiểu cách giảm căng thẳng và tạo ra một môi trường học tập tích cực là điều cần thiết để có thể vượt qua giai đoạn thử thách này một cách nhẹ nhàng hơn.
Việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng kết hợp với các biện pháp điều trị khác sẽ giúp người bệnh khí phế thũng cải thiện chức năng phổi, giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.