Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dị vật đường thở

Dị vật đường thở là cấp cứu Tai Mũi Họng, có thể gây tử vong. Thường xảy ra ở trẻ từ 3 tháng - 6 tuổi. Nguyên nhân hay gặp là các hạt trái cây, viên bi, hoặc sặc sữa, bột…

I. CHẨN ĐOÁN

1.Công việc chẩn đoán

a. Hỏi bệnh: hoàn cảnh xảy ra, loại dị vật, hội chứng xâm nhập.

b. Khám lâm sàng

Mức độ khó thở: ngừng thở, hôn mê, tím tái.

Khó thở vào, sử dụng cơ hô hấp phụ.

Nghe phế âm phổi hai bên.

c. Cận lâm sàng

X-quang phổi: tìm dị vật cản quang, xẹp phổi.

Nội soi khí phế quản tất cả các trường hợp có hội chứng xâm nhập.

2. Chẩn đoán nghi ngờ

Bệnh sử: xảy ra đột ngột, khi trẻ đang chơi với hạt hoặc vật nhỏ, hoặc đang ăn bú.

Lâm sàng: hội chứng xâm nhập hoặc khó thở thanh quản.

3. Chẩn đoán xác định

Hội chứng xâm nhập .

Nội soi: tìm thấy dị vật trong lòng khí phế quản.

4. Chẩn đoán phân biệt

Viêm thanh khí phế quản: có sốt, ho.

U nhú hoặc khối u thanh quản: khó thở thanh quản xuất hiện từ từ.

II. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

Lấy dị vât

Hỗ trợ hô hấp

Điều trị các biến chứng.

2. Xử lý ban đầu

Khi trẻ bị dị vật đường thở hoặc nghi ngờ dị vật đường thở:

a. Nếu trẻ không khó thở hoặc khó thở nhẹ: khó thở thanh quản độ I và IIA

Đừng can thiệp vì sẽ làm di chuyển dị vật, có thể khiến trẻ ngừng thở đột ngột. Trẻ cần được theo dõi sát và có sự giám sát của chuyên khoa Tai Mũi Họng, tốt nhất là để trẻ ở tư thế ngồi hoặc mẹ bế.

b. Nếu trẻ ngừng thở hoặc khó thở nặng: khó thở thanh quản độ IIB và III

Nếu trẻ ngừng thở hoặc khó thở nặng, tím tái, vật vã, hôn mê thì cần cấp cứu ngay. Tránh móc dị vật bằng tay.

Trẻ lớn: thủ thuật Heimlich

- Trẻ còn tỉnh: cấp cứu viên đứng phía sau hoặc quỳ tựa gối vào lưng trẻ (trẻ <7 tuổi). Vòng hai tay ngang thắt lưng. Đặt một nắm tay vùng thượng vị ngay dưới mũi kiếm xương ức, đặt bàn tay thứ hai chồng lên trên bàn tay thứ nhất. Ấn mạnh đột ngột và nhanh 5 lần, theo hướng trước ra sau và dưới lên trên.

- Trẻ hôn mê: đặt trẻ nằm ngửa, cấp cứu viên quỳ gối và đặt hai bàn tay chồng lên nhau ở vùng dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh đột ngột và nhanh 5 lần.
Trẻ sơ sinh và nhũ nhi: phương pháp vỗ lưng ấn ngực

- Đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên cánh tay. Dùng lòng bàn tay phải vỗ lưng 5 lần mạnh và nhanh ở vùng giữa hai xương bả vai. Sau đó lật ngửa trẻ, nếu còn khó thở thì dùng hai ngón tay ấn ngực 5 lần.

Vỗ lưng ấn ngực.

- Nếu trẻ ngừng thở thì phải thổi ngạt hoặc bóp bóng qua mask trước và trong khi làm thủ thuật Leimlich hoặc vỗ lưng ấn ngực. Trong trường hợp thất bại có thể lặp lại 6-10 lần các thủ thuật trên. Nếu vẫn thất bại thì dùng đèn soi thanh quản, nếu thấy dị vật thì dùng kìm Magill gắp ra hoặc mở khí quản, chọc kim xuyên màng giáp nhẫn hoặc đặt nội khí quả.

Kỹ thuật chọc kim xuyên màng nhẫn giáp

- Cho bệnh nhân nằm ngửa, kê gối dưới hai vai để đầu ngửa tốt.

Bàn tay (T) cố định khí quản bằng cách giữ chặt vùng nhẫn giáp và xác định màng giáp nhẫn.

- Bàn tay (P) cầm kim luồn số 14 đâm qua màng giáp nhẫn theo đường giữa ngay dưới sụn giáp, tạo một góc 450 hướng xuống phía chân.

- Rút nòng ra, nối kim luồn với đầu nối của ống nội khí quản số 3 và bóp giúp thở.

- Thường sau khi dị vật đượng tống ra, trẻ hết khó thở ngay. Tuy nhiên sau đó tất cả các trẻ này phải được khám chuyên khoa Tai Mũi Họng.

3. Soi gắp dị vật

Chỉ định: tất cả các trường hợp có hội chứng xâm nhập.

Kỹ thuật:

- Chuẩn bị: chuẩn bị trước dụng cụ soi, dụng cụ gắp dị vật. Nghiên cứu vị trí, có thể thử trước.

- Tiến hành: gây mê nội khí quản.

- Soi hạ họng với dụng cụ Mc Intosh. Thấy dị vật thì gắp ra ngay.

- Soi khí phế quản, dùng ống soi Wolf đưa vào thanh môn, tìm dị vật ở khí quản, phế quản gốc phải, phế quản gốc trái, phế quản thùy. Thấy dị vật thì gắp ngay.

- Sau đó soi kiểm tra lại, có thể còn dị vật thứ hai.

- Trường hợp khó, ngừng soi. Dùng kháng sinh, Corticoid. Soi lại ngày hôm sau.

Dùng kháng sinh dự phòng Cephalosporin thế hệ 1, dùng 1 liều trước soi và Dexamethasone 0,6 mg/kg TM 1 liều duy nhất.

Điều trị biến chứng:

- Tràn khí dưới da: rạch hay đâm kim dưới da.

- Tràn khí màng phổi: dẫn lưu màng phỏi.

- Áp xe trung thất: mở trung thất.

4. Theo dõi và tái khám

a. Theo dỗi độ khó thở bệnh nhân và các biến chứng sau soi như tràn khí dưới da, tràn khí trung thất.

b. Ra viện 1-2 ngày sau, khi triệu chứng đã ổn.

c.Tái khám: mỗi tuần cho đến khi ổn định.

Theo Bệnh lý Nhi khoa
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm