Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kỹ năng an toàn khi xảy ra giông bão

Khi trời tối sầm, có chớp hay gió mạnh, hãy ngừng các hoạt động. Nếu bạn đang ở ngoài, tránh khu vực đất cao, đồi trống, nước chảy hay vũng nước nhỏ, cây cao riêng lẻ và vật dẫn điện như hàng rào kim loại.

Siêu giông chiều 13/6 ở Hà Nội khiến 2 người tử vong do bị cây đổ đè, hàng chục người bị thương, hàng trăm căn nhà bị hư hỏng và hàng nghìn cây cối gãy đổ. Giông bão nghiêm trọng khi nó tạo ra mưa đá có đường kính ít nhất 2,5 cm với tốc độ gió khoảng 93 km một giờ.

Các chuyên gia khuyến cáo, giông bão thường kèm sấm sét, hàng năm số người chết vì sấm sét còn nhiều hơn lốc xoáy hay bão. Mưa lớn từ giông có thể gây ra lũ quét và gió mạnh làm hư hỏng nhà cửa, ngả cây cối, cột điện và các công trình khác, gây mất điện trên diện rộng.

Nhiều người gặp nạn trong siêu giông ở Hà Nội. (Ảnh: Nhóm phóng viên.)

Hàng năm có nhiều người chết hoặc bị thương do giông. Nguyên nhân là giông thường xảy ra bất chợt, diễn tiến nhanh, một số trường hợp có cảnh báo nhưng ít người để tâm. Theo ông Lê Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, tất cả cơn giông bão đều đến rất nhanh nên các nhà khoa học trên thế giới cũng chỉ đưa ra dự báo sớm nhất trước đó từ 30 phút đến 2 tiếng đồng hồ.

Vậy phải chuẩn bị như thế nào cho một cơn giông được báo trước trong khoảng thời gian ít ỏi từ 30 phút đến 2 tiếng đồng hồ? Các chuyên gia an toàn của Denvergov có những lời khuyên như sau:

- Ngay khi nhận được thông báo giông sắp đến, phụ huynh phổ biến nhanh với trẻ về các kỹ năng an toàn trong giông bão.

- Chọn một nơi trong nhà để trú ẩn, nơi này phải thực sự an toàn, tránh xa cửa sổ, giếng trời, cửa kính hoặc những khu vực dễ bị gió mạnh hoặc mưa đá phá vỡ.

- Cắt bỏ các cành cây có thể gãy đổ, gia cố những cây cao.

- Chuẩn bị các vật dụng và thức ăn cần thiết: Nước (cố gắng đảm bảo mỗi người 2 lít một ngày), thực phẩm đóng hộp, mì gói, đèn pin, hộp sơ cứu, dụng cụ vệ sinh cá nhân, dụng cụ đa năng, điện thoại, các giấy tờ cá nhân cần thiết, tiền, thông tin liên lạc khẩn cấp.

- Để đảm bảo an toàn khi giông bão ập đến:

Nếu bạn đang ở ngoài, hãy chú ý đến những dấu hiệu như trời tối sầm, tia chớp hay gió mạnh. Khi đó, hãy ngừng ngay các hoạt động và tìm nơi trú ẩn trong nhà kiên cố hoặc phương tiện chắc chắn như xe hơi và đóng kín cửa. Nếu nghe thấy tiếng sấm, bạn chắc chắn đang ở rất gần khu vực sét đánh. Các nhà khí tượng khuyến cáo, bạn phải ở nơi trú ẩn ít nhất trong vòng 30 phút kể từ khi nghe tiếng sấm.

Nếu bạn đang ở ngoài và không thể tìm nơi trú ẩn trong nhà, hãy tránh các khu vực đất cao, đồi trống, rãnh nước chảy hay vũng nước nhỏ bởi nó có thể trở thành chiếc hồ lớn nhấn chìm bạn khi có mưa to. Cũng tránh xa những cây cao đứng riêng lẻ và những vật dẫn điện như hàng rào kim loại, xe cộ hay dụng cụ cá nhân có thể dẫn điện. Đừng trốn trong nhà kho hoặc lều dã ngoại bởi đó không phải là những nơi an toàn.

Nếu bạn đang đứng với một nhóm người, hãy đứng cách xa nhau khoảng 4,5 đến 5 mét. Cúi gập người, hạn chế tiếp xúc mặt đất, bạn có thể đứng trên một vật cách điện, hai tay ôm sát vào tai để hạn chế thương vong khi có sét đánh.

Nếu bạn đang lái xe, hãy ở yên trong xe và bật đèn chớp. Tránh chạm vào kim loại hoặc các bề mặt có thể dẫn điện trong và ngoài xe. Không lái xe vào vùng nước lũ, khu vực sông suối, cống rãnh bởi nước dâng cao khoảng 30 cm có thể làm xe nổi lên, chỉ cần dòng chảy cao nửa mét nước đã có thể cuốn xe đi.

Nếu đang ở trong nhà, không dùng các thiệt bị điện và điện thoại, thay vào đó hãy dùng tivi hoặc radio chạy pin. Đóng tất cả cửa sổ, cửa chính. Không đứng gần cửa sổ, cửa kính và những khu vực ẩm ướt trong nhà như nhà vệ sinh, phòng tắm, nhà bếp.

Không tắm hoặc sử dụng vòi nước. Ở yên nơi trú ẩn trong nhà cho đến khi cơn giông qua khỏi. Khi thấy mọi thứ đã an toàn mới gọi điện cho người thân thông báo về tình trạng của bạn hoặc hỏi thăm tình hình. Hãy gọi cứu hộ nếu khu vực của bạn có người bị thương hoặc cần cứu trợ khẩn cấp.

Theo VnExpress
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

Xem thêm