Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách thực hiện biện pháp Heimlich

Hóc là một tình trạng rất dễ xảy ra ở trẻ em do thức ăn, dị vật, đồ chơi và có thể gây ra tử vong. Heimlich là một biện pháp sơ cấp cứu ban đầu nhằm mục đích đẩy dị vật ra khỏi đường thở. Đây là một biện pháp đơn giản dễ thực hiện nên mọi người đặc biệt là các phụ huynh có con nhỏ cần nắm vững để giúp người nhà tránh khỏ tình trạng nguy kịch do hóc.

Cách thực hiện biện pháp Heimlich

Theo hiệp hội nhi khoa Mỹ:

Hóc là tình trạng có vật gây cản trở hoặc chặn  đường thở ( khí quản, hầu  họng….) bởi những dị vật. Tắc nghẽn đường thở có thể gây ra tình trạng nguy kịch, tổn thương  vĩnh viễn cho cơ thể do thiếu oxi và thông khí. Hóc là một nguyên ngân gây ra tử vong và tổn thương ở trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Đặc biệt những tổn thương do thiếu không khí sẽ gây những tổn thương không phục hồi ở não bộ và hậu quả là hạn chế khả năng phát triển vận động tinh thần ở trẻ em cũng như ảnh hưởng đến khả năng nhai nuốt của trẻ. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị hóc nhất do đang tuổi khám phá môi trường sống nên trẻ có thể  nuốt bất cứ một đồ vật nào xung quanh trẻ như đồ chơi, thức ăn quá to…

Điểm mấu chốt của  hóc đó là gây ra tắc nghẽn đường thở. Nạn nhân sẽ tím tái, khó thở và rất nhanh chóng tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy nguyên tắc khi cấp cứu hóc đó là phải đẩy được dị vật ra khỏi chỗ bị tắc bằng cách gây ho nhân tạo.

Cách thực hiện biện pháp Heimlich

Cơ chế của biện pháp Heimlich là tạo một lực đủ  mạnh ở dưới cơ hoành để đẩy được dị vật hoặc gây được cơn ho nhân tạo.

Các bước thực hiện  biện pháp Heimlich:

+ Bước 1: Người cứu đứng sau lưng nạn nhân, một chân trước, một chân sau; chân trước lồng giữa hai chân nạn nhân.

+ Bước 2: Vòng hai tay ra trước, quàng lấy bụng nạn nhân, bàn tay ngoài nắm lấy nắm đấm của bàn tay trong (lòng bàn tay này úp xuống), áp sát vào vùng bụng phía trên rốn, ngay dưới xương ức của nạn nhân.

+ Bước 3: Giật lên thật mạnh và đột ngột theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên, liên tục 4 - 5 cái. Động tác này phải được thực hiện dứt khoát và không đè ép vào lồng ngực thì mới có hiệu quả

Lặp lại một vài lần nếu cần thiết, nhưng nếu không hiệu quả thì phải nhanh chóng gọi cấp cứu.

Một vài trường hợp đặc biệt cần chú ý:

Khi người bị hóc bị bất tỉnh không thể đứng được thì cần :

  • Để bệnh nhân nằm ngửa, hoặc nửa ngồi nửa nằm, người thực hiện đứng đối diện với nạn nhân
  • Đặt chồng hai bàn tay lên nhau và ở dưới cơ hoành, sử dụng phần dày nhất của lòng bàn tay đặt để tạo lực đẩy dưới cơ hoành
  • Đẩy mạnh tay theo hướng lên trên và vào sâu bên trong, lặp lại nhiều cho đến khi dị vật bị đẩy ra ngoài

Tự làm biện pháp Heimlich khi không có người giúp:

  •  Nắm tay lại, ngón cái hướng về phí trong cơ thể, giữ vị trí của nắm tay chống lại lực cơ hoành
  • Đẩy mạnh tay cho đến khi vật thể bị đẩy ra
  • Nếu không thể làm hoặc không hiệu quả, cố gắng sử dụng các đồ vật mềm như chiếc ghế  xoay để giúp  tăng lực đẩy lên cơ hoành.

Với trẻ dưới 1 tuổi:

  • Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất. Lưu ý giữ chắc để cổ và đầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ.
     
  • Sau đó lật trẻ từ tay trái qua tay phải của người sơ cứu. Quan sát em bé xem có hồng hào chưa, có thở, khóc được chưa. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thở thì làm tiếp biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp.

Ngăn ngừa hóc dị vật

Hiểm họa của việc hóc ở trẻ em luôn đến từ những đồ vật xung quanh trẻ như hạt nhựa, đồ chơi nhỏ, đồng xu, cúc áo… hạy thậm chí là từ thức ăn như caramel, các loại hạt, mẩu bánh mỳ, kẹo, … . Do vậy cần cẩn thận khi chăm sóc và để ý đến trẻ nhỏ.

Hóc cũng có thể xảy ra khi trẻ ăn quá nhanh, nên các bậc phụ huynh cần cắt nhỏ thức ăn và hướng cho trẻ cách ăn  chậm rãi, nhau kỹ, không nói hoặc cười khi ăn hoặc không ăn nhiều đồ một lúc.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sơ cứu bé bị ngạt thở do sặc thức ăn hay dị vật

Bs.Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Mercola
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm