Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sơ cứu bé bị ngạt thở do sặc thức ăn hay dị vật

Ngạt thở do sặc thức ăn hoặc hít phải dị vật là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ. Xử lý đúng cách trong những phút đầu tiên ngay sau khi bé bị sặc là điều vô cùng quan trọng, giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.

Vì sao bé dễ bị sặc?
Trẻ nhỏ rất dễ bị sặc thức ăn hoặc vật lạ. Đó là do các bé rất tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh và bỏ vào miệng tất cả những gì rơi vào tầm tay. Bé chưa có răng hàm nên không thể nhai và nghiền nát hoàn toàn các mẩu thức ăn cứng. Việc nhai và nuốt cũng chưa thuần thục. Các bé lớn hơn một chút lại thích chạy nhảy cười đùa khi miệng đang ngậm thức ăn… Chỉ sơ sểnh một chút là sự cố có thể xảy ra.
Cách xử trí
Nếu thấy bé đang ăn hoặc đang chơi đột nhiên lên cơn ho sặc sụa, cần nghĩ tới khả năng bé bị sặc thức ăn hoặc vật lạ. Hãy cố gắng bình tĩnh, đánh giá tình hình để có cách xử lý thích hợp
1.    Nếu bé ho hoặc khóc
 
Lúc này, tình hình chưa quá nghiêm trọng. Thông thường, khi di chuyển trong đường hô hấp, không khí sẽ gây ra tiếng ồn. Bé ho hoặc khóc thành tiếng có nghĩa là bé đang thở, đường hô hấp không bị tắc nghẽn hoàn toàn, bé không bị ngạt trầm trọng.
Nếu bé thở được thì không nên can thiệp vì điều này có thể gây nguy hiểm. Đừng tìm cách lấy vật lạ ra bằng động tác vỗ lưng ấn ngực, bạn có thể đẩy dị vật vào sâu hơn, khiến bé ngừng thở.
 
Những việc cần làm:
  •  Hãy đứng bên cạnh cổ vũ, động viên bé tiếp tục ho. Phản xạ ho và ọe có thể giúp bé tống được vật lạ ra ngoài trong vòng một phút.
  •  Tỏ ra bình tĩnh, để bé hiểu rằng mọi chuyện vẫn ổn, như vậy bé sẽ không bị hoảng sợ. Theo dõi xem sau khi ho bé có dễ thở hơn hay không.
  •  Kiểm tra miệng bé và lấy ra những thứ bạn nhìn thấy trong đó. Tuyệt đối không dùng ngón tay mò mẫm tìm vật lạ, vì như vậy bạn có thể vô tình đẩy vật này vào sâu hơn. Chỉ móc ra những thứ mà bạn nhìn thấy. 
  • Không cho bé uống bất cứ thứ gì trừ khi bé sặc phải đồ vật khô, ví dụ như bánh quy. Việc đưa thêm nước vào có thể làm tình hình tồi tệ hơn.
  •  Nếu sau khi cơn ho dịu đi, bạn vẫn tiếp tục nghe thấy tiếng thở ồn ào hay tiếng ho thì hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức, có thể vật lạ đã đi sâu vào phế quản.
  •  Nếu bé thở khó khăn trong vòng vài phút, gọi ôtô cấp cứu ngay. 
2.    Nếu bé tỉnh táo và khó thở 
  • Kiểm tra miệng bé và lấy ra tất cả những thứ bạn có thể nhìn hoặc sờ thấy. 
  • Thực hiện động tác vỗ lưng ấn ngực:
A.Vỗ lưng:
 
Bé dưới 5 tuổi thì đặt nằm xuống đùi bạn, mặt úp, đầu chúc xuống thấp hơn ngực. Dùng gốc bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa hai bả vai. Kiểm tra miệng và lấy bất cứ thứ gì vừa xuất hiện.
Trẻ lớn thì cho ngồi hoặc đứng và tiến hành vỗ lưng theo cách trên.
 Nếu biện pháp vỗ lưng không hiệu quả thì chuyển sang động tác ấn ngực
B. Ấn ngực
 
Đặt bé dưới 5 tuổi nằm ngửa trên đùi bạn, đầu chúc xuống thấp hơn ngực. Ấn 5 lần vào nửa dưới của xương ức (với bé dưới 12 tháng thì dùng 2 ngón tay để ấn, với bé lớn hơn thì dùng phần gốc của bàn tay). 
 Nếu đường thở vẫn tắc thì làm luân phiên 5 lần vỗ lưng/5 lần ấn ngực. 
3.    Nếu bé bất tỉnh và ngưng thở 
  •  Gọi cấp cứu ngay.
  • Bắt đầu hồi sức tim phổi (hà hơi thổi ngạt và ấn tim ngoài lồng ngực).
Các biện pháp phòng ngừa
1. Đồ chơi
-  Để bóng bay (đã thổi căng hoặc chưa thổi) ngoài tầm tay của bé.
-   Để đồ chơi nhỏ, ví dụ như đồ chơi xếp hình Lego, giầy dép của Barbie… xa tầm tay của bé. Nhắc anh chị của bé tuân thủ quy định này.
- Không cho bé chơi với những thứ đồ chơi có thể tháo rời.
2. Đồ đạc trong nhà
-  Không để cúc áo và các loại pin trong tầm tay của bé.
-  Khóa những ngăn tủ chứa vật dụng nhỏ mà trẻ có thể với tới. 
3. Phòng ngừa sặc thức ăn
- Luôn cho bé ngồi một chỗ khi ăn.
Không cho bé ăn khi đang chạy, nhảy, cười đùa.
- Động viên bé ăn từ từ và nhai kỹ.
- Không bao giờ ép bé ăn, vì như vậy bé có thể bị nghẹn.
BS Trần Thu Thủy - Theo Bv Nhi TW
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm