Vì sao bạn thường xuyên bị chuột rút?
Nguyên nhân nào khiến bạn thường bị chuột rút?
Rối loạn chức năng thận
Khi một người bị rối loạn chức năng thận, lượng phospho có thể sẽ tích tụ nhiều trong cơ thể và dẫn đến mức độ calci thấp. Lượng calci thấp thường là nguyên nhân chính gây ra tình trạng chuột rút. Ngoài ra, một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh thận có thể làm mất calci và dẫn đến chứng chuột rút.
Mất cân bằng điện giải
Một nguyên nhân phổ biến khác gây ra tình trạng chuột rút là mất nước. Đổ mồ hôi khi tập thể dục có thể làm giảm lượng chất lỏng cùng với một số khoáng chất nhất định như kali, natri clorua, magne... trong cơ thể. Điều này có thể gây mất cân bằng điện giải và mất nước, dẫn đến chúng chuột rút. Bạn có thể phòng ngừa tình trạng này bằng cách uống nhiều nước và bổ sung các chất điện giải khi tập thể dục.
Tập luyện quá mức
Tập luyện quá mức trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn đến việc các bó cơ bị ảnh hưởng. Các vận động viên thường bị chuột rút cơ bắp sau mỗi quảng chạy. Nguyên nhân là vì trong thời gian chạy, cơ bắp làm việc quá sức, điều này khiến các cơ bị co thắt đột ngột. Chính vì thế, bạn không nên tập luyện quá sức, đặc biệt là những bài tập liên quan đến bó cơ ở chân và tay để ngăn ngừa tình trạng chuột rút.
Dây thần kinh bị chèn ép
Đôi khi, các dây thần kinh cột sống của bạn bị chèn ép cũng có thể dẫn tới chứng chuột rút. Đi bộ ở tư thế hơi cong người, chẳng hạn như tư thế của bạn khi đẩy một giỏ hàng đi trước sẽ có thể cải thiện và ngăn ngừa sự xuất hiện của tình trạng chuột rút.
Sử dụng một số loại thuốc
Sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi niệu (được dùng cho bệnh nhân mắc bệnh thận) có thể làm mất chất lỏng trong cơ thể, dẫn đến chuột rút. Các loại thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp và bệnh hen suyễn cũng có thể gây ra chứng chuột rút vì chúng làm giảm lượng kali, calci và magne trong cơ thể, dẫn đến sự mất cân bằng điện giải.
Mất cân bằng nội tiết
Phụ nữ đang trải qua thời kỳ mãn kinh cũng có thể bị chuột rút thường xuyên vì mức độ estrogen trong cơ thể sẽ giảm sụt đáng kể. Mức estrogen thấp khiến các bó cơ bị ảnh hưởng và có thể gây chuột rút.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.