Trong thế giới kỳ lạ này chúng ta sống và làm quen dần với Covid-19, việc sử dụng các hóa chất tẩy rửa của cả thế giới đang tăng vọt lên. Tuy nhiên việc sử dụng nhiều chất tẩy rửa, khử trung không chỉ diễn ra lúc đại dịch mà nó đã là một phần của cuộc sống thường ngày.
Giữ vệ sinh sạch sẽ là một điều vô cùng cần thiết, nó càng trở lên cần thiết khi chúng ta phải sống với đại dịch. Nhưng liệu: Chúng ta có đang vị vệ sinh sạch sẽ quá mức cần thiết?
Sự ám ảnh với việc vệ sinh môi trường sống của chúng ra không chỉ khiến chúng ta tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại, việc này còn gây ra những ảnh hưởng tới hệ thống vi sinh trên da, hệ thống tiêu hóa của chúng ta và thậm chí là cả không gian sống của chúng ta. Người ta cho rằng việc thiếu tiếp xúc với các vi sinh vật đặc biệt là trong những năm đầu đời có thể khiến chúng ta dễ mắc bệnh hơn. Do đó, vệ sinh quá mức môi trường của chúng ta có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi sống ở trong, trên và xung quanh chúng ta, ảnh hưởng đến các quá trình sinh học.
Những hóa chất độc hại có trong các sản phẩm vệ sinh phổ biến
Những sản phẩm làm sạch hàng ngày chúng ta sử dụng để vệ sinh nhà cửa dụng cụ có chứa rất nhiều các chất hóa học. Một vài trong số đó có thể kể đến là:
Quaternary ammonium compounds (QACs)
QACs là những chất khử trùng thường gặp được sử dụng ở nơi làm việc, chăm sóc sức khỏe và nhà cửa dân dụng. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, các chất vệ sinh có chứa QAC đã được thay thế bằng rất nhiều chất vệ sinh có gốc cồn. Nhiều trẻ em cũng được cho sử dụng những chất vệ sinh có chứa QAC để vệ sinh tay trong mùa dịch hoặc những ngày bị ốm. Mặc dù tỷ lệ sử dụng QAC trong các sản phẩm làm sạch rất cao nhưng có rất ít nghiên cứu đánh giá về ảnh hưởng dài hạn của chúng đến con người, Những nghiên cứu trên cũng chi ra rằng QACs nhắm đến sự phá hủy hệ thống thần kinh và hệ thống sinh sản.
Thuốc tẩy
Thuốc tẩy là một chất có trong có trong nhiều loại sản phẩm vệ sinh nhà, nhưng mức đô phổ biến không đi cùng với mức độ an toàn. Chất này có thẻ ăn mòn da gây ra những vấn đề da liễu nghiêm trọng. Hít phải chất này cũng gây kích ứng đường thở. Vô tình uống phải có thể gây ra nhiễm toan chuyển hóa, tăng nồng độ natri và tăng clo trong máu.
Chất tẩy trắng đặc biệt nguy hiểm khi phối trộn với các chất vệ sinh khác trong nhà. Ví dụ, trộn với ammonia (có trong các chất tẩy rửa bồn cầu) sẽ sản sinh là chloramine, một loại khí có tính kích ứng cao.
Glutaraldehyde
Đây cũng là một chất khử khuẩn cũng có khả năng bảo quản và định hình. Chất này được sử dụng để khử khuẩn vác dụng cụ phẫu thuật và làm sạch dụng cụ ở bệnh viện. Theo như Hội quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ, Glutaraldehyde có thể gây ra những phản ứng cấp tính như ho hoặc đau đầu cũng như các tác dụng mạn tính như hen nghề nghiệp.
Ethanolamine
Là một chất hoạt động bề mặt, hay là một chất làm giảm sức căng bề mặt giữa hai dung dịch nên hay được cho thêm vào các sản phẩm làm sạch. Chất này giúp các thành phần khác trong sản phẩm vệ sinh chảy dàn ra trên một diện tích mặt phẳng lớn. Ethanolamine được tìm thấy trong cả những chất tẩy rửa cống rãnh, tẩy rửa mặt bếp, chất tẩy vết ố và có hại cho da, hệ thống hô hấp và hệ thần kinh trung ương.
SLS
SLS là một chất làm sạch và hoạt độ bề mặt có trong rất nhiều các sản phẩm chăm sóc cá nhân và vệ sinh. Chất này được tìm thấy trong các chất lau sàn, chất tẩy rửa quầy và chất rửa bát đĩa. Đây cũng là một chất gây kích ứng da, ảnh hưởng đến hệ vi sinh trên da và tính toàn vẹn của hàng rào bảo vệ da.
Triclosan
Được tìm thấy ở rất nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân và vệ sinh. Tuy nhiên người ta lo lắng rằng chất này có thể làm gia tăng tình trạng kháng khánh sinh nên đã bị Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ cấm sử dụng từ năm 2016. Nhưng Lệnh cấm của FDA không ngăn cản được việc chất này được cho thêm vào các sản phẩm tẩy rửa, bao gồm nước rửa tay và nước rửa bát.
Hợp chất bay hơi hữu cơ (VOCs)
Hợp chất bay hơi hữu cơ bay ra từ những đồ nội thất, sơn vecni và sản phẩm tẩy rửa. Người ta thấy rằng nồng độ VOC ở trong nhà hiện nay cao hơn gấp 10 lần so với ngoài trời. Nồng độ VOC trong nhà có thể một phần là do chúng ta sử dụng quá nhiều các sản phẩm làm sách có thải ra VOC. Bản thân VOC cũng có thể gây ra khó chịu ở mũi họng, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu.
Phthalates và “hương liệu”
Hương liệu là chất nhựa dẻo hoặc hợp chất làm tăng tính linh hoạt, độ trong suốt và độ bền của nhựa. Tuy nhiên, chúng cũng được cho vào các sản phẩm chăm sóc cá nhân và sản phẩm vệ sinh. Giống như triclosan, Phthalate thường không được dán nhãn rõ ràng để nhận diện thay vào đó chúng thường hiện diện với các tên “hương liệu”.
Những chất này ảnh hưởng đến sức khỏe con người như nào?
Ảnh hưởng đến chức năng hô hấp: QACs, chất tẩy trắng, glutaraldehyde, và ethanolamine có thể gây ra sự kích ứng ở đường tiêu hóa, nặng thêm tình trạng bị hen.
Ảnh hưởng đến gan thận: tiếp xúc liều cao những chất hóa học vệ sinh được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm độc gan thận. Dung môi và QACs có những ảnh hưởng đặc biệt đến chức năng gạn thận, gây nhiễm độc gan thận với những người tiếp xúc với lượng lớn.
Ảnh hưởng chức năng miễn dịch: QACs có thể gây độc trực tiếp đến hệ miễn dịch, giảm chức năng thực bào của đại thực bào - tuyến đầu bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi mầm bệnh.
Ngoài ra người ta cũng thấy các hóa chất trong sản phẩm vệ sinh có ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa, béo phì, tuyến giáp, đường sinh sản, não bộ và nhiều chức năng khác của cơ thể.
Cách khắc phục
Chúng ta không thể dừng việc vệ sinh nhà cửa được mà chỉ nên hạn chế sử dụng quá nhiều loại hóa chất hoặc nếu muốn sử dụng thì hãy chọn những loại an toàn hoặc sử dụng những đồ tự nhiên để vệ sinh như chanh, giấm, bột baking soda để vệ sinh nhà cửa, ngoài ra bạn có thể sử dụng cồn 70 độ để khử khuẩn dụng cụ ở nhà.
Tham khảo thêm thông tin về bài viết: Không ngờ đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.