Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vấn đề sức khỏe và đốt nhiên liệu trong nhà

Ô nhiễm không khí trong nhà là chất lượng không khí bên trong nhà bạn không lành mạnh.

Có một số thứ có thể gây ô nhiễm không khí trong nhà. Nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà thường gặp trên toàn thế giới là nhiên liệu dùng để nấu ăn và sưởi ấm. Khi các nhiên liệu này được đốt cháy, chúng gây ô nhiễm trong nhà, đặc biệt là nếu không có sự thông khí tốt. 

Đốt cháy nhiên liệu gây ô nhiễm trong nhà như thế nào?

Đốt cháy nhiên liệu trong nhà tạo ra một hỗn hợp phức tạp của các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà. Các chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu bao gồm bồ hóng và các hạt nhỏ khác (particulate matter - PM) có thể được hít vào và làm tổn thương phổi. Khí đốt hoá lỏng, khí thiên nhiên, ethanol và điện được coi là nhiên liệu sạch, nhưng không phải tất cả các loại nhiên liệu sạch đều giống nhau. Một số nghiên cứu thấy rằng nấu ăn với bếp gas, đặc biệt nếu chúng không được thông khí, có thể làm tăng nồng độ khí nitơ trong nhà, gây ô nhiễm không khí.

Nhiên liệu rắn bao gồm nhiên liệu sinh khối và than đá. Nhiên liệu sinh khối bao gồm gỗ, than, cành cây, cỏ, thân gốc cây sau thu hoạch và phân khô. Nhiên liệu lỏng bao gồm dầu hỏa. Nhiên liệu rắn là nguồn ô nhiễm không khí trong nhà chủ yếu trên toàn thế giới.

Ở các nước thu nhập thấp, nhiên liệu rắn được sử dụng để nấu ăn là chủ yếu. Ở các nước có thu nhập cao và thu nhập thấp với thời tiết lạnh, nhiên liệu rắn (chủ yếu là gỗ) được sử dụng để sưởi ấm.

Ô nhiễm không khí trong nhà từ việc đốt nhiên liệu có phải là vấn đề quan trọng trên toàn thế giới không?

Đúng vậy, khoảng 3 tỷ người trên khắp thế giới (một nửa dân số thế giới) bị phơi nhiễm với ô nhiễm không khí trong nhà do đốt các nhiên liệu rắn.

Các căn bệnh do ô nhiễm không khí trong nhà gây ra cho khoảng 4 triệu ca tử vong sớm trên toàn thế giới ở trẻ em và người lớn trong năm 2012.

Gánh nặng bệnh phổi liên quan đến ô nhiễm không khí trong nhà có thể lớn nhất ở các nước thu nhập thấp như Châu Phi hạ Sahara, Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Mặc dù gánh nặng bệnh tật lớn nhất được báo cáo ở các nước có thu nhập thấp, nhiên liệu rắn, chủ yếu là gỗ, cũng được sử dụng ở các nước thu nhập cao. Ngoài ra, các sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy từ bếp gas, đặc biệt nếu chúng không được thông khí, có thể có ảnh hưởng xấu đến phổi.

Vấn đề của phổi nào có thể do ô nhiễm trong nhà do đốt cháy nhiên liệu gây ra?

Ô nhiễm không khí trong nhà có hại cho người ở mọi lứa tuổi, và có thể bắt đầu có tác hại đến chức năng phổi ngay sau khi sinh hoặc thậm chí trước khi em bé được sinh ra. Vấn đề phổi thường gặp nhất từ ô nhiễm không khí trong nhà ở người lớn là viêm phổi mạn tính, một loại viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Phơi nhiễm thường xuyên với ô nhiễm không khí trong nhà có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, bệnh lao, bệnh phổi mô kẽ, bệnh tim và ung thư phổi. Bệnh xơ phổi than phế quản (bronchial anthracofibrosis) cũng thấy ở những người lớn phơi nhiễm với ô nhiễm không khí trong nhà. Ở trẻ em, phơi nhiễm thường xuyên với ô nhiễm không khí trong nhà cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hô hấp, như viêm phổi, vốn có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển phổi kém.

Bệnh xơ phổi than phế quản

Bệnh xơ phổi than phế quản là một bệnh đường hô hấp khác liên quan đến ô nhiễm không khí trong nhà. Trong tình trạng này, có nhiều đốm đen (anthracotic) và hẹp đường hô hấp. Bệnh này thường thấy ở phụ nữ không hút thuốc ở vùng nông thôn Đông Nam Á và Trung Đông.

Phồi lều (Hut lung)

'Phổi lều' là một bệnh phổi mô kẽ với đường hô hấp màu đen và hóa xơ. Nó được báo cáo ở phụ nữ phơi nhiễm ở các nước thu nhập thấp, nhưng có thể xảy ra ở các nước thu nhập cao hơn. Nó thường được thấy một cách điển hình với sự phơi nhiễm lâu dài bếp ăn nấu củi trong nhà hoạt động không tốt.

Hen suyễn

Đốt nhiên liệu rắn có thể dẫn đến nguy cơ bị hen suyễn cao hơn. Trẻ em sống trong nhà có nồng độ nitơ dioxit cao khi nấu bằng bếp gas có thể có nhiều triệu chứng hen suyễn hơn và có thể sử dụng thuốc cấp cứu hen suyễn nhiều hơn.

Ảnh hưởng của khói thuốc lá hoặc khói thuốc lá thụ động

Hút thuốc lá và thuốc xì gà làm tăng ảnh hưởng của ô nhiễm không khí trong nhà lên COPD và các bệnh phổi mạn tính khác.

Ngoài ra, khoảng một nửa số người sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình trên toàn thế giới phơi nhiễm khói thuốc lá thụ động trong nhà của họ, vốn cũng liên quan đến các vấn đề hô hấp.

Tôi có thể làm gì để tránh hoặc hạn chế ô nhiễm trong nhà do đốt cháy nhiên liệu?

Bất cứ thứ gì đốt cháy trong nhà sẽ tạo ra khói, vốn có thể làm tổn thương phổi của bạn. Có nhiều điều bạn có thể làm để bảo vệ bạn và sức khỏe của gia đình bạn khỏi ô nhiễm không khí trong nhà:
+ Sử dụng nhiên liệu đốt sạch nhất mà bạn có thể tìm thấy và có đủ khả năng chi trả. Điện là sạch nhất và không tạo ra bất kỳ ô nhiễm không khí trong nhà nào, tiếp theo là khí tự nhiên và propane. Trong số các nhiên liệu rắn, than đá có thể sạch hơn là gỗ, phân động vật hoặc than củi. Như với nhiên liệu rắn, dầu hỏa tạo ra nhiều chất ô nhiễm và không được khuyên dùng.
+ Đảm bảo rằng nhà bếp của bạn có sự trao đổi không khí tốt, để chuyển khói bếp ra ngoài trời và mang không khí trong lành vào trong nhà. Hệ thống thông khí tốt nhất là mái vòm phủ phía trên bếp có gắn quạt thổi khói ra bên ngoài. Nếu điều đó là không thể thực hiện, hãy đặt bếp nấu ăn gần một cửa sổ, lý tưởng nhất là lắp quạt trong cửa sổ thổi khói ra bên ngoài.
+ Một nhà bếp có khói nên được tách ra khỏi phần còn lại của ngôi nhà nếu có thể được, nhờ vậy càng ít người phơi nhiễm với khói càng tốt. + Nếu bạn không thể nấu ăn bằng nhiên liệu sạch và bạn không thể thông khí đầy đủ bếp lò của mình, bạn có thể cân nhắc nấu ăn bên ngoài nhà (ví dụ: trong bếp ngoài trời) nếu được.
+ Đảm bảo rằng bếp ăn hoặc lò sưởi thông khí đầy đủ với một ống khói dẫn ra bên ngoài. Ống khói này cần được làm sạch định kỳ nếu bạn thường xuyên đốt nhiên liệu rắn. Nếu ống khói bị tắc do bồ hóng, khói có thể trở lại vào nhà bạn.
+ Nếu bạn sử dụng bếp củi cũ để sưởi ấm ngôi nhà của bạn, hãy cân nhắc nâng cấp lên bếp mới hơn, sạch hơn và hiệu quả hơn. Điều này sẽ cải thiện chất lượng không khí không chỉ bên trong ngôi nhà của bạn, mà còn trong hàng xóm của bạn.
+ Bảo trì bếp của bạn theo lịch đều đặn. Chỉ sử dụng củi khô trong bếp củi.
+ Thực hiện không hút thuốc trong nhà và khuyến khích người hút thuốc bỏ thuốc lá.
Điều quan trọng là tất cả chúng ta cùng làm việc để nâng cao nhận thức về các tác hại sức khỏe của ô nhiễm không khí trong nhà. Nhân viên y tế, bệnh nhân và những người khác cần hỗ trợ các nỗ lực để cải thiện thông qua giáo dục, nghiên cứu và thay đổi chính sách của chính phủ.

Tác giả: Akshay Sood, MD, MPH; Vidit Kapoor, MBBS; Kathleen Doo, MD; Robert Blount, MD, MAS

Phản biện: Marianna Sockrider MD, DrPH; Carrie A Redlich, MD, MPH

Người dịch: Trần Thanh Lộc - BS Lê Thị Tuyết Lan

Chú thích

+ Nhiên liệu sinh khối chỉ bất kỳ loại thực vật và/hoặc vật liệu có nguồn gốc động vật, được đốt để tạo năng lượng.

+ Khói thuốc lá thụ động chỉ khói thuốc lá do người ta hít vào khi họ ở quanh người hút thuốc.

+ Viêm phế quản mạn tính chỉ tình trạng ho mạn tính có đàm trong ba tháng mỗi năm, hai năm liên tiếp ở một bệnh nhân không có nguyên nhân ho mạn tính khác.

+ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) chỉ tình trạng khí phế thủng và/hoặc viêm phế quản mạn tính.

Kế hoạch hành động

+ Cải thiện ô nhiễm không khí trong nhà là quan trọng đối với sức khỏe phổi và thậm chí có thể ngăn ngừa một số trường hợp COPD và bệnh phổi mới ở người lớn, và viêm phổi nặng ở trẻ em.

+ Hãy nói cho gia đình, bạn bè, nhân viên y tế và người khác biết về nguy hiểm của việc đốt cháy nhiên liệu trong nhà.

+ Nếu bạn phải đốt nhiên liệu trong nhà, hãy cố gắng thông khí một cách tốt nhất và chọn nhiên liệu chất lượng tốt nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguy cơ tử vong cao khi ngộ độc carbon monoxide (khí CO)

Theo HỘI HÔ HẤP TP. HỒ CHÍ MINH
Bình luận
Tin mới
  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

Xem thêm