Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vấn đề chất lượng không khí trong phòng tại nhà, trường học và nơi làm việc

Vấn đề chất lượng không khí trong phòng là các vấn đề về cách làm sạch không khí chúng ta hít thở trong các công trình như nhà ở, trường học và nơi làm việc.

Chất lượng không khí trong phòng xấu hoặc không đủ có thể gây ra các trục trặc về hô hấp và các trục trặc y tế khác. Bởi vì chúng ta dành quá nhiều thời gian ở trong phòng, bao gồm cả tại nơi làm việc và tại nhà, chúng ta có nguy cơ mắc các triệu chứng liên quan đến chất lượng không khí trong phòng. Mọi người thường nghĩ nhiều hơn về ô nhiễm không khí ngoài trời, nhưng điều quan trọng là cần nghĩ đến chất lượng không khí trong phòng nữa.

Điều gì gây ra các vấn đề không khí trong phòng?

Các vấn đề không khí trong phòng có thể do nhiều yếu tố liên quan đến công trình và những gì mọi người đang làm bên trong nó, dù nơi đó là nhà ở, trường học hoặc nơi làm việc. Thông thường các vấn đề phát sinh do sự kết hợp của nhiều yếu tố, chẳng hạn như nguồn lây nhiễm từ bên trong hoặc bên ngoài công trình và thông gió không đầy đủ. Một số vấn đề có thể liên quan đến việc phơi nhiễm các chất mà một người bị dị ứng, trong khi các phơi nhiễm khác có thể kích thích hoặc làm tổn thương đường hô hấp hoặc phổi.

Thông khí nhằm thay thế không khí trong phòng bằng không khí sạch ngoài trời. Thông khí có thể góp phần gây ra các vấn đề nếu hệ thống thông khí xây dựng không đầy đủ, nếu nguồn gốc của vấn đề không khí trong phòng lớn hơn so với khả năng thông khí để làm sạch, hoặc không khí ngoài trời bị ô nhiễm được đưa vào trong phòng.

Phơi nhiễm trong phòng có thể gây ra hoặc làm trở nặng các trục trặc về hô hấp bao gồm:

+ Các chất làm sạch và khử trùng, nhất là các chất có mùi thơm, nặng mùi.
+ Nấm mốc và ẩm trong các tòa nhà bị hư hại do nước.
+ Hút thuốc lá trong nhà, cả trực tiếp và thụ động.
+ Thú cưng như chó, mèo và chim.
+ Mạt bụi, có thể được tìm thấy trong thảm, nệm, gối và đồ nội thất.
+ Côn trùng gồm gián và động vật gặm nhấm, và thuốc diệt côn trùng.
+ Hệ thống sưởi và các máy móc như lò sưởi và bộ lọc của chúng.
+ Máy phát điện sử dụng trong nhà.
+ Nấu ăn trong nhà.
+ Vật liệu hoặc quy trình khi xây dựng hoặc sửa chữa.
+ Đồ nội thất, thảm hoặc các sản phẩm khác có thể phát sinh các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (volatile organic compounds - VOC).
+ Đồ chơi và hoạt động giải trí phóng thích các hạt hoặc hóa chất vào không khí.
+ Ô nhiễm không khí ngoài trời từ xe cộ, hỏa hoạn và các nguồn khác.

Ai bị bệnh vì các vấn đề không khí trong phòng?

Những người bị dị ứng và/hoặc hen suyễn có nhiều khả năng gặp các triệu chứng liên quan đến chất lượng không khí trong phòng, nhưng bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh hoặc bị ảnh hưởng từ một số phơi nhiễm. Những người bị hen suyễn có thể nhận thấy nhiều triệu chứng hen suyễn hơn khi ở tại nhà hơn nếu nhà có vấn đề về chất lượng không khí. Các trường học cũng có thể có một số vấn đề, cũng như các văn phòng, cửa hàng và cơ sở y tế. Nếu điều kiện của nơi làm việc làm cho các triệu chứng hen suyễn trở nặng, hen suyễn được gọi là do công việc kích phát (work-exacerbated asthma – WEA).

Triệu chứng nào do ô nhiễm trong phòng gây ra?

Có rất nhiều triệu chứng liên quan đến phơi nhiễm các ô nhiễm trong phòng:
+ Khó thở
+ Khò khè
+ Ho
+ Chảy nước mũi, nghẹt mũi
+ Mắt khô, ngứa
+ Phát ban da
+ Nhức đầu
+ Mệt mỏi 
Các triệu chứng có thể xuất hiện rồi biến mất. Bạn có thể nhiều lần cảm thấy có nhiều triệu chứng hơn trong khi hoặc ngay sau khi bạn ở tại một nơi có vấn đề về chất lượng không khí trong phòng.

Làm thế nào để tôi biết có vấn đề về không khí trong phòng tại nhà riêng hoặc nơi làm việc?

Bạn có thể nghi ngờ rằng có vấn đề về chất lượng không khí nếu bạn mắc các triệu chứng nêu trên khi bạn ở tại một nơi cụ thể, nhưng bạn không có triệu chứng khi bạn ra khỏi. Công trình có thể là nhà ở, trường học, cửa hàng hoặc nơi làm việc. Thí dụ, nếu bạn khó thở khi bạn ở tại trường nhưng hô hấp của bạn cải thiện khi bạn ở tại nhà, vấn đề có thể liên quan đến chất lượng không khí tại trường. Ghi lại nếu có một thời điểm hoặc địa điểm cụ thể khi các triệu chứng của bạn xuất hiện, hoặc nếu có bất kỳ hoạt động, sự kiện hoặc sản phẩm nào kích hoạt các triệu chứng của bạn. Nên dùng một cuốn sổ theo dõi thời gian, địa điểm và độ dài của các triệu chứng. Bạn có thể thảo luận về các triệu chứng với nhân viên y tế để xác định xem có một kiểu hình liên quan đến các vấn đề về chất lượng không khí trong phòng hay không.

Làm thế nào tôi có thể phòng ngừa các vấn đề không khí trong phòng tại nhà?

Hầu hết các vấn đề chất lượng không khí trong phòng tại nhà có thể phòng ngừa được hoặc kiểm soát được. Lý tưởng nhất là bạn tìm ra và loại bỏ (nếu có thể) nguồn phơi nhiễm. Bạn muốn chắc chắn rằng bạn có thông khí tốt (bao gồm cả trao đổi không khí và bảo trì tốt thiết bị sưởi và làm mát). Điều này có liên quan đến việc xác định vị trí và thời điểm các triệu chứng của bạn xuất hiện. Bạn có thể nhận thấy rằng các triệu chứng trở nặng hơn trong một hoạt động cụ thể như làm vệ sinh hoặc chơi một trò chơi có sử dụng hóa chất. Bạn có thể nhận thấy các triệu chứng trở nặng tại một phòng cụ thể trong nhà.

Các câu hỏi bạn có thể đưa ra nếu bạn nghi ngờ có vấn đề chất lượng không khí trong phòng: + Có ai hút thuốc bên trong nhà không? 
+ Các chất làm vệ sinh hoặc thuốc diệt trừ côn trùng nào được sử dụng và mức độ thường xuyên ra sao?
+ Có rò rĩ nước như vỡ ống nước hoặc dột mái nhà không? Bạn có thấy các chỗ bị rò rỉ nước, ẩm ướt hoặc nấm mốc không?
+ Các thiết bị đốt nhiên liệu như máy sưởi hoặc bếp có bị thông khí kém không?
+ Có phải nhà bạn mới xây không?
+ Có phải do sơn, dán tường, thảm không?
+ Có các nguồn phơi nhiễm ngoài trời như khói xe không?
+ Hệ thống thông khí có đủ tốt không? Hãy nhớ rằng đóng kín nhà để tiết kiệm năng lượng có thể làm giảm không khí trong lành vào nhà.
+ Có mùi bất thường nào không? Hãy nhớ rằng bạn không thể ngửi thấy tất cả các chất ô nhiễm không khí.

Điều quan trọng là phải giải quyết ngay các vấn đề trên. Ví dụ, các ống rò rỉ nên được sửa chữa, tường hoặc thảm ẩm ướt nên được thay thế. Bạn có thể tìm hiểu thêm về nấm mốc và sức khỏe tại trang web của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (https://www.epa.gov/mold/mold-and-health). Phải bảo đảm bảo trì thường xuyên máy sưởi ấm, thông khí và điều hòa không khí. Có thể nói chuyện với chủ nhà của bạn nếu bạn không thể tự mình làm. Luôn luôn cấm hút thuốc trong nhà.

Nếu tôi nghi ngờ có vấn đề về chất lượng không khí tại trường của con tôi thì sao?

Nếu bạn nghi ngờ rằng các triệu chứng của con bạn có liên quan đến không khí trong phòng tại trường, bạn có thể bắt đầu bằng cách thảo luận về vấn đề này với giáo viên, y tá trường học hoặc các phụ huynh khác để tìm hiểu xem các trẻ khác có đang gặp các triệu chứng không. Bạn cũng có thể nói chuyện với nhân viên y tế của con bạn. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ cung cấp Công cụ cho Trường học để cải thiện chất lượng không khí trong phòng tại trường học (https://www.epa.gov/iaq-schools).

Tôi lo ngại về chất lượng không khí tại nơi làm việc của tôi, tôi có thể làm gì?

Nếu bạn lo ngại về chất lượng không khí trong phòng tại nơi làm việc của bạn, bạn nên thảo luận điều này với thủ trưởng tại nơi làm việc và/hoặc nhân viên y tế của bạn.

Để biết thêm thông tin các vấn đề về phổi liên quan đến nơi làm việc, hãy xem thông tin của Hội Lồng ngực Hoa Kỳ về các bệnh phổi liên quan đến công việc (www.thoracic.org/patients). Có thể tìm tài liệu để biết thêm thông tin về môi trường không khí trong phòng tại nơi làm việc tại trang web của Viện Quốc gia về An toàn Lao động và Sức khỏe về Chất lượng Môi trường trong Phòng

(https://www.cdc.gov/niosh/topics/indoorenv/default.html).

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm thế nào để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi ô nhiễm không khí?

Trần Thanh Lộc - BS Lê Thị Tuyết Lan - Theo HỘI HÔ HẤP TP. HỒ CHÍ MINH
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm