Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vaccine Abdala của Cuba có hiệu quả đạt 92%

Bộ Y tế có Quyết định số 4471/QĐ-BYT ngày 17/9/2021 về việc phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19.

Cụ thể, vaccine Abdala được phê duyệt theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược. Theo văn bản, vaccine này sản xuất thành phẩm tại Công ty AICA Laboraries, Base Business Unit (BBU) AICA – Cuba và được xuất bán thành phẩm, đóng gói cấp 2 tại Trung tâm Kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học (CIGB) – Cuba.

Tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (POLYVAC) là nơi đề nghị phê duyệt vaccine này.

Vaccine Abdala mỗi liều 0,5ml chứa 50 mcg vaccine protein tái tổ hợp chứa vùng liên kết với thụ thể (RBG) của virus SARS-CoV-2, bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm bắp. Vaccine được đóng gói hộp 10 lọ, mỗi lọ chứa 10 liều, mỗi liều 0,5ml.

Bộ Y tế cũng quy định các điều kiện đi kèm việc phê duyệt Abdala cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, Cục Quản lý Dược có trách nhiệm cấp phép nhập khẩu vaccine Abdala theo quy định khi nhận được hồ sơ của cơ sở nhập khẩu, thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý nhập khẩu, quản lý chất lượng vaccine nhập khẩu.

Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo có trách nhiệm lựa chọn đơn vị có đủ điều kiện đánh giá tính an toàn, hiệu quả của vaccine trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế của Bộ Y tế (Hội đồng tư vấn) trong quá trình sử dụng. Đồng thời, hướng dẫn, chỉ đạo đơn vị có đủ điều kiện quy định tổ chức thực hiện việc đánh giá tính an toàn, hiệu quả của vaccine Abdala trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn trong quá trình sử dụng.

Cục Y tế Dự phòng thực hiện các trách nhiệm liên quan đến tiêm chủng vaccine Abdala được quy định.

Viện Kiểm định Quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế có trách nhiệm tiến hành kiểm định và cấp Giấy chứng nhận xuất xưởng lô vaccine Abdala trước khi đưa ra sử dụng.

Hiệu quả của vaccine Abdala

Tại thời điểm hiện tại, vaccine COVID-19 có tên gọi Abdala của Cuba được nhà sản xuất công bố là có hiệu quả đạt 92% sau 3 mũi tiêm. Tuy nhiên, hiệu quả này không được nói rõ trên khía cạnh chống nhiễm trùng, giảm tỉ lệ nhập viện hay tử vong. Quốc gia này cũng đang nghiên cứu 5 loại vaccine chống coronavirus và vào tháng 5/2021, Cuba đã bắt đầu tiêm chủng cho người dân bằng cách sử dụng hai loại vaccine do nước này tự sản xuất.

Theo công bố của phòng thí nghiệm BioCubaFarma, vaccine cho thấy hiệu quả đạt 92,28% với tiến trình 3 mũi tiêm, cao hơn yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đặt ra ngưỡng hiệu quả là trên 50% đối với vaccine coronavirus để bảo vệ chống lại virus hoặc tình trạng bệnh tật. Thông báo này được đưa ra hai ngày sau khi các nhà chức trách thông báo rằng một loại vaccine có tên là Soberana 2, với 3 liều tiêm khác đang được phát triển ở Cuba có hiệu quả đạt 62% sau 2 mũi tiêm đầu tiên.

Chủ tịch Cuba - Miguel Diaz-Canel đã hoan nghênh thông tin này như một thành tựu y học. Cuba là quốc gia tương đối ổn định và không bị tổn thương bởi sự bùng phát của đại dịch COVID-19 trong những giai đoạn đầu, nhưng đã chứng kiến ​​sự gia tăng mạnh mẽ số lượng các ca nhiễm bệnh trong thời gian gần đây đặc biệt là ghi nhận một trong những ngày tồi tệ nhất với 1.561 ca nhiễm được xác nhận trong 24 giờ. Cho đến nay, quốc gia này đã ghi nhận hơn 169.000 trường hợp và 1.170 trường hợp tử vong. Dưới các lệnh trừng phạt của Mỹ, Cuba có truyền thống lâu đời trong việc tự sản xuất vaccine từ những năm 1980. Gần 80% vaccine của quốc gia được sản xuất trong nước và Cuba cũng hy vọng sẽ đưa ra loại vaccine COVID-19 sản xuất trong nước đầu tiên ở khu vực Mỹ Latinh.

Tham khảo thêm thông tin tại: Những điều cần biết về tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine COVID-19

 

Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Tổng hợp) -
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm