Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vaccin có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tai ở trẻ em

Các nhà khoa học ở Texas nói rằng trẻ được tiêm vaccin, bú mẹ và sống trong môi trường không khói thuốc sẽ giảm nguy cơ mắc chứng viêm tai.

Hiện nay, bệnh viêm tai ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải đi khám bác sỹ. Bệnh này cũng là một trong những lý do khiến trẻ phải uống rất nhiều kháng sinh.

Tuy nhiên, việc tiêm phòng đầy đủ, bú sữa mẹ và sinh trưởng trong một môi trường không khói thuốc sẽ giúp giảm thiểu tỷ lệ viêm tai ở trẻ nhỏ.

Theo một nghiên cứu mới đây, tỷ lệ trẻ bị viêm tai trong vòng một năm đầu đời đã giảm đáng kể trong thập niên từ 1980 – 1990.

Kết quả của nghiên cứu

Một khám phá của các nhà khoa học thuộc Đại học Y Texas Medical Branch đã được xuất bản vào hôm nay trên tạp chí Pediatrics.

Trong nghiên cứu, các tác giả đã tiến hành theo dõi trẻ sơ sinh trong vòng 1 năm đầu đời. Số liệu nghiên cứu cho thấy khoảng 46% trẻ đã từng bị viêm tai giữa cấp tính cho tới trước 12 tháng tuổi.

Theo Tiến sỹ Tasnee Chonmaitree, Giám đốc Quỹ nghiên cứu về các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em thuộc Đại học Y Texas Medical Branch và là trưởng nhóm nghiên cứu, tỷ lệ trẻ bị viêm tai giữa còn thấp hơn so với những năm 1980 – 1990. Trong thập kỷ đó, khoảng 60 -62% trẻ sơ sinh đã bị mắc căn bệnh viêm tai giữa trong vòng 1 năm đầu đời.

Tuy nhiên, Tiến sỹ - bác sỹ nhi khoa Samantha Anne tại Bệnh viện Nhi đồng Cleveland Clinic nói rằng chỉ 20% trẻ sơ sinh trong nghiên cứu được đi nhà trẻ. Trong khi tỷ lệ trung bình toàn quốc là gần 30% và yếu tố đó có thể ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả.

Vaccin và những yếu tố có lợi khác

Các tác giả của nghiên cứu cho rằng một số các yếu tố có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc viêm tai ở trẻ nhỏ.

Một trong những yếu tố có ích hàng đầu đó là tiêm vaccin.

Việc tiêm chủng để phòng các bệnh do vi khuẩn đã được phát triển kể từ những năm 1980. Công tác chủng ngừa đã giúp giảm đáng kể số lượng các ca mắc viêm đường hô hấp có thể dẫn tới viêm tai.

Một yếu tố khác cũng giúp phòng ngừa căn bệnh này đó là sự gia tăng số lượng những trẻ được bú sữa mẹ. Trẻ bú mẹ sẽ nhận được thêm nhiều chất dinh dưỡng và yếu tố miễn dịch hơn từ người mẹ. Chính điều này có thể giúp làm giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng ở trẻ nhỏ. Thời gian người mẹ cho bú càng dài thì trẻ càng được bảo vệ tốt hơn.

Tuy nhiên, Tiến sỹ Anne nói rằng những phụ nữ mà vì lý do nào đó không thể cho con bú cũng không nên quá lo lắng bởi vẫn còn những biện pháp khác giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Đó là việc nuôi dạy trẻ trong môi trường không khói thuốc.

Khói thuốc lá có thể gây kích ứng và các bệnh nhiễm trùng. Trẻ phơi nhiễm với khói thuốc một thời gian có khả năng mắc các bệnh viêm tai.

Tại sao đây lại là một vấn đề quan trọng

Giảm số lượng các ca mắc viêm tai ở trẻ em là một vấn đề vô cùng quan trọng vì nhiều lý do:

  • Một lý do là viêm tai chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải đi khám bác sỹ thường xuyên. Nó tiêu tốn thời gian, tiền bạc của cả gia đình và xã hội.
  • Viêm tai cũng là một trong những nguyên nhân khiến các bác sỹ phải kê khá nhiều loại kháng sinh cho trẻ và việc này khá tốn kém. Đồng thời, uống nhiều kháng sinh cũng dẫn đến một tình trạng vô cùng nguy hiểm đó là kháng kháng sinh.
  • Trẻ bị viêm tai mạn tính kéo dài có thể phải cần phẫu thuật.

Do vậy, điều quan trọng là cha mẹ cần phải cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và luôn cập nhật lịch tiêm chủng khi có những loại vaccin mới.

Ngoài việc tiêm phòng, việc cho trẻ bú mẹ cũng như nuôi dưỡng trẻ trong môi trường không khói thuốc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm tai.

Đây chỉ là những điều nhỏ chúng ta có thể làm nhưng nó lại có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con em chúng ta. 

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Thời tiết chuyển mùa cẩn thận bệnh viêm phế quản phổi

Ts.Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm