Là một trong những loại gia vị phổ biến được sử dụng lâu đời nhất, nghệ luôn được biết đến với tác dụng tăng cường sức khỏe tổng thể và khả năng miễn dịch.
Gần đây có nhiều thông tin cho rằng các hợp chất có trong củ nghệ còn có tác dụng giảm cân và người ta chia sẻ những cách sử dụng bột nghệ uống hàng ngày để tiêu mỡ và giảm cân hiệu quả.
Cùng tìm hiểu xem thực sự uống tinh bột nghệ có giúp giảm cân hay không?
Củ nghệ có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học được gọi là curcuminoids, trong đó hoạt chất nhiều nhất là curcumin. Curcumin là một polyphenol chịu trách nhiệm tạo ra màu vàng tươi của nghệ.
Curcumin có hoạt tính như một kháng sinh có tác dụng chống viêm rất mạnh. Theo nhiều nghiên cứu, curcumin có thể kiểm soát một số tình trạng viêm, hội chứng chuyển hóa, viêm khớp, kể cả tình trạng lo lắng và tăng lipid máu.
Cũng có bằng chứng lâm sàng cho thấy những lợi ích khác của curcumin như một chất chống vi khuẩn và một chất chống ôxy hóa hiệu quả, bao gồm cả tiềm năng chống ung thư của nó.
Nghệ có nhiều lợi ích sức khỏe như chống viêm, chống ôxy hóa tế bào, ngừa ung thư...
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ngoài vai trò là một loại gia vị thường được sử dụng trong các món ăn của Việt Nam và một số nước châu Á, nghệ còn giàu chất chống ôxy hóa và còn là thực phẩm có thể hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
PGS. Lâm cho biết thêm, tại Ấn Độ, người ta thấy số người mắc ung thư đường tiêu hóa thấp hơn so với Mỹ, có thể do chế độ ăn của họ thường sử dụng món cà ri trong đó có nghệ.
Ngoài chất curcumin, nghệ còn chứa hàm lượng sắt và mangan cao cũng như hàm lượng vừa phải của vitamin B6 và kali. Đây đều là những chất quan trọng đối với hoạt động trao đổi chất của tế bào và giúp tăng cường miễn dịch.
Có bằng chứng cho thấy, curcumin là thành phần hoạt chất chính trong nghệ giúp tăng bài tiết dịch mật tiêu hóa chất béo. Vì vậy người ta cho rằng nghệ có tác dụng giảm cân.
Lý do họ đưa ra là, curcumin là một chất chống ôxy hóa, ngăn chặn tình trạng viêm trong tế bào mỡ, tuyến tụy và cơ. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng châu Âu, điều này có thể giúp hỗ trợ giảm huyết áp, giảm mức cholesterol, giảm lượng đường trong máu và các tình trạng trao đổi chất khác.
Hơn nữa, nghệ có đặc tính chống viêm nhất định giúp giảm viêm trong cơ thể - đây là một trong những yếu tố gây béo phì. Một báo cáo năm 2013 về "Curcumin và bệnh béo phì" tiết lộ rằng polyphenol ngăn chặn tình trạng viêm mạn tính trong mô mỡ cơ thể. Những vấn đề về viêm mạn tính này thường được tìm thấy ở những người béo phì hoặc thừa cân.
Các bằng chứng liên quan đến giảm cân của nghệ hiện vẫn chưa rõ ràng.
Một số nhà dinh dưỡng cho rằng, tác dụng giảm cân của curcumin có lẽ chỉ có được rõ ràng nhất khi kết hợp với piperine, một thành phần hoạt chất trong hạt tiêu đen. Một nghiên cứu trên động vật năm 2015 cho thấy, chất piperine trong hạt tiêu đen có thể tăng cường hấp thụ curcumin lên tới gần 2.000% và sự kết hợp này có thể làm tăng quá trình giảm mỡ trong cơ thể dẫn đến giảm cân. Tuy nhiên, cần thêm các nghiên cứu trên người để khẳng định tác dụng giảm cân của hoạt chất này.
Hãy nhớ rằng, chế độ ăn kiêng giảm cân phải là sự kết hợp của nhiều loại thực phẩm lành mạnh và các loại thảo mộc giúp duy trì sự trao đổi chất của cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác. Ngoài chế độ ăn uống khoa học, cần phải kết hợp với lối sống vận động và các bài tập để đạt được mục đích giảm cân.
Củ nghệ là một trong những siêu thực phẩm chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích nếu được sử dụng một cách thận trọng. Nghệ có thể có tác dụng phụ đối với một số người như buồn nôn và kích ứng da.
Nghiên cứu mới đây nhất đã cho thấy, dùng với liều lượng cao, curcumin có thể gây độc, đặc biệt là đối với gan. Theo Ủy ban kết hợp chuyên gia FAO/WHO về phụ gia thực phẩm (JECFA), tiêu thụ không quá 3mg curcumin cho mỗi kg trọng lượng cơ thể (tương đương với 5g bột nghệ với người 50kg) trong một ngày là an toàn.
Curcumin hòa tan trong chất béo và nó có thể được hấp thụ tốt hơn khi tiêu thụ cùng với chất béo. Bạn có thể kết hợp với dầu đậu nành, dầu ôliu hoặc bất kỳ chất béo nào phù hợp với bạn.
Nếu bạn muốn bổ sung curcumin ở dạng thực phẩm chức năng vào chế độ hàng ngày, bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia. Hầu hết các viên nang sẽ có hướng dẫn chi tiết về cách dùng. Điều tốt nhất là bạn nên đọc kỹ và thực hiện đúng theo hướng dẫn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tác dụng bất ngờ của củ nghệ với bệnh hen phế quản.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?