Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ung thư vú thể viêm

Ung thư vú thể viêm là một loại ung thư vú hiếm gặp và tiến triển nhanh.

Khác với các loại ung thư vú khác, loại này có thể không gây ra khối ở ngực. Vì vậy, thăm khám vú thường xuyên và chụp Xquang vú thường không có khả năng phát hiện bệnh sớm. Do ung thư vú thể viêm phát triển rất nhanh nên nó thường đã di căn khi được chẩn đoán.

Nguyên nhân

Ở loại ung thư vú thể viêm, các tế bào ung thư thường không tạo ra khối ở ngực. Thay vào đó, các tế bào ung thư làm tắc nghẽn các mạch bạch huyết có chức năng dẫn lưu bạch huyết ở ngực.

Khi dòng bạch huyết bị tắc nghẽn, nó có thể khiến ngực của bạn sưng, đỏ và nóng, giống như triệu chứng của nhiễm trùng. Sưng có thể gây ra nhiều vết lõm nhỏ trên da. Đôi khi bệnh có thể gây ra khối u phát triển nhanh như bạn có thể bị ung thư vú thể viêm mà không xuất hiện khối ở ngực.

Triệu chứng

Ung thư vú thể viêm có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây:

  • Sưng, nóng, đỏ ở vú bên bệnh
  • Căng tức hoặc đau vú
  • Một vùng bị ngứa ở vú
  • Những thay đổi mới xuất hiện ở núm vú, ví dụ tụt núm vú

Thay đổi ở da, đặc biệt là vùng da bị dày lên và có hốc giống như vỏ cam. Thường có các nếp trên da và những nốt giống như phát ban hoặc nổi mề đay.

  • Một vùng giống như vết bầm tím ở vú
  • Sưng hạch nách
  • Có một hoặc nhiều khối ở vú

Chẩn đoán

Sinh thiết là xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán loại ung thư này. Khi sinh thiết, bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm ở mô vú hoặc ở da, sau đó quan sát dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư.

Điều quan trọng là chẩn đoán ung thư vú thể viêm cần được tiến hành nhanh chóng để bắt đầu điều trị. Nhưng bởi vì loại ung thư này là hiếm gặp và thường không tạo thành khối nên bác sĩ có thể không nhận ra các triệu chứng của bệnh ngay lập tức. Ung thư thường bị nhầm lẫn với các vấn đề khác như nhện cắn, phản ứng dị ứng hoặc viêm vú – loại nhiễm trùng vú thường được điều trị bằng kháng sinh.

Kháng sinh không hiệu quả đối với ung thư vú thể viêm. Nếu bác sĩ kê kháng sinh cho bạn và các triệu chứng không tốt lên sau một tuần, bạn nên liên hệ với bác sĩ.

Sau khi sinh thiết cho kết quả bạn bị loại ung thư này, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm như chụp vú, xạ hình xương hoặc chụp cắt lớp vi tính để đánh giá mức độ di căn.

Điều trị

Điều quan trọng là cần điều trị loại ung thư này ngay khi có thể. Hóa trị thường được áp dụng đầu tiên để làm khối u co nhỏ lại.

Một số xét nghiệm sẽ được tiến hành để xác định thuốc nào hiệu quả nhất đối với bạn. Những xét nghiệm này nhằm xác định các tế bào ung thư từ mẫu sinh thiết của bạn thuộc loại ung thư nào:

Tình trạng các thụ thể Estrogen và Progesteron: 2 hóc-môn này kích thích sự phát triển của các tế bào bình thường ở vú, cũng như một số loại ung thư. Trạng thái của thụ thể các hóc-môn này là một trong những thông tin quan trọng giúp bác sĩ lên kế hoạch điều trị cho bạn.

Trạng thái thụ thể HER-2: HER-2/neu là một loại protein điều hòa sự phát triển của một số tế bào ung thư vú. Khoảng 1/3 phụ nữ bị ung thư vú có sự gia tăng quá nhiều protein này.

Hóa trị thường được sử dụng cùng với phẫu thuật. Trong phẫu thuật, một số hạch bạch huyết sẽ được cắt bỏ. Sau đó, hầu hết các phụ nữ sẽ được tiến hành xạ trị.

Hóa trị hoặc liệu pháp hóc-môn (hoặc cả hai) có thể được sử dụng sau xạ trị, đặc biệt là nếu ung thư đã di căn hạch.

Những phụ nữ có xét nghiệm dương tính với HER-2 có thể được điều trị bằng trastuzumab (Herceptin) trong hoặc sau khi hóa trị.

Đối mặt với ung thư vú thể viêm

Ung thư vú thể viêm là một bệnh rất nguy hiểm. Nhưng vẫn có hi vọng vì các giải pháp điều trị đang có nhiều cải tiến. Ngày nay, nhiều phụ nữ vẫn có thể sống thêm được 15 năm hoặc hơn sau khi điều trị.

Hãy trao đổi với những người bị ung thư vú khác để được giúp đỡ.

Bạn có thể nói chuyện với bác sĩ nếu bạn muốn kiểm tra gen ung thư vú. Điều đó sẽ giúp cho những thành viên trong gia đình của bạn hiểu thêm về nguy cơ ung thư vú của họ.

Bình luận
Tin mới
  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

  • 28/03/2025

    Tin vui cho những người có thói quen ăn gừng và uống trà gừng

    Gừng đã được sử dụng từ rất lâu đời trong y học và cả ẩm thực, thói quen ăn gừng, uống trà gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tin vui là các nhà khoa học tiếp tục phát hiện ra một công dụng mới của gừng đối với sức khỏe đường ruột.

  • 28/03/2025

    5 loại thực phẩm bổ sung có thể gây tiêu chảy

    Nếu bạn có thói quen sử dụng thực phẩm bổ sung để tăng cường sức khỏe hàng ngày, thì chắc chắn, bạn cũng là người đang ưu tiên áp dụng các lựa chọn cho lối sống lành mạnh.

Xem thêm