Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ung thư âm đạo: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ung thư âm đạo thường xảy ra ở phụ nữ trên 60 tuổi, bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân. Vì thế, việc chủ động phát hiện sớm và phòng ngừa là điều vô cùng cần thiết.

I. Ung thư âm đạo là gì? Gồm bao nhiêu loại?

Ung thư âm đạo là một loại ung thư hiếm gặp, xuất phát từ các tế bào vùng âm đạo. Nó chiếm khoảng 3-5% ung thư bộ phận sinh dục nữ.

Bệnh ít khi xảy ra ở phụ nữ dưới 40 tuổi hay phụ nữ có thai, mà đa số gặp ở phụ nữ lớn tuổi, có khoảng 80 - 85% các trường hợp sau mãn kinh.

Các loại ung thư âm đạo, bao gồm:

  • Tế bào vảy: loại ung thư này bắt đầu từ niêm mạc âm đạo và phát triển chậm. Nó chiếm khoảng 75% các trường hợp ung thư âm đạo.

  • Ung thư biểu mô tuyến: bắt đầu từ các tế bào tuyến âm đạo. Đây là loại ung thư âm đạo phổ biến thứ hai, thường gặp ở phụ nữ trên 50 tuổi.

  • Khối u ác tính: loại ung thư này bắt đầu từ các tế bào tạo màu da.

  • Sarcoma: chỉ chiếm khoảng 4% các trường hợp ung thư âm đạo. Nó bắt đầu trong các vách âm đạo.

Ung thư âm đạo

Ung thư âm đạo là bệnh lý ác tính xuất phát từ các tế bào vùng âm đạo.

II. Các triệu chứng của ung thư âm đạo

Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư âm đạo là chảy máu âm đạo bất thường. Điều này bao gồm chảy máu sau khi mãn kinh, chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ tình dục và chảy máu giữa các kỳ kinh nguyệt.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Ngứa kéo dài

  • Tiết dịch âm đạo

  • Đau khi đi tiểu

  • Đau vùng chậu, đặc biệt là khi quan hệ tình dục

  • Sờ thấy khối u ở cửa mình

  • Có thể sờ thấy hạch bẹn

  • Xuất hiện các lỗ rò bàng quang âm đạo, rò trực tràng âm đạo

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ung thư âm đạo không gây ra triệu chứng và được phát hiện khi một người phụ nữ đi khám phụ khoa định kỳ.

III. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của ung thư âm đạo

1. Nguyên nhân của ung thư âm đạo

  • Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (virus u nhú ở người - HPV) là nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư âm đạo.

  • Đã từng bị ung thư cổ tử cung (virus HPV cũng là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung)

  • DES là một loại thuốc nội tiết tố được sử dụng từ năm 1940 đến 1971 để phòng tránh tình trạng sẩy thai.

  • Sử dụng thuốc Diethylstilbestrol (DES): đây là thuốc nội tiết tố thường được dùng cho phụ nữ mang thai để ngăn ngừa sẩy thai. Tuy nhiên, nó chỉ được sử dụng từ năm 1940 đến 1971, nên hiện ung thư âm đạo do DES gây ra cực kỳ hiếm.

2. Yếu tố nguy cơ của ung thư âm đạo

  • Từng cắt tử cung trước đó, cho dù đó là khối u lành tính hay ác tính

  • Hút thuốc, làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư âm đạo

  • Trên 60 tuổi

  • Bị nhiễm HIV

  • Tiếp xúc với virus HPV thông qua hoạt động tình dục không an toàn

IV. Chẩn đoán ung thư âm đạo

Đầu tiên, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử của bạn để tìm hiểu thêm về các triệu chứng và các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra. Sau đó, họ sẽ khám phụ khoa để tìm nguyên nhân có thể gây ra các triệu chứng của bạn.

Bác sĩ cũng sẽ làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung để kiểm tra bất kỳ tế bào bất thường nào trong vùng âm đạo của bạn.

Nếu kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung cho thấy bất kỳ tế bào bất thường nào, bác sĩ sẽ tiến hành soi cổ tử cung. Đây là phương pháp sử dụng máy soi có độ phóng đại hình ảnh cổ tử cung từ 10 - 30 lần để hỗ trợ bác sĩ kiểm tra tổn thương ở thành âm đạo và cổ tử cung của bạn.

Khi bác sĩ xác định được vị trí của các tế bào bất thường, họ sẽ tiến hành sinh thiết để xem các tế bào có phải là ung thư hay không.

Nếu các tế bào là ung thư, bác sĩ có thể yêu cầu bạn chụp MRI, CT Scan hoặc PET để xem liệu ung thư có di căn đến các bộ phận khác của cơ thể hay không.

V. Các giai đoạn của ung thư âm đạo

Các giai đoạn ung thư âm đạo sẽ cho biết mức độ di căn của ung thư, từ đó bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm:

  • Giai đoạn 0: là khi các tế bào ung thư nằm trong lớp lót (biểu mô) của âm đạo và không lan sang các lớp khác.

  • Giai đoạn 1: Ung thư chỉ ở thành âm đạo.

  • Giai đoạn 2: Ung thư đã lan đến mô bên cạnh âm đạo nhưng chưa lan đến thành chậu.

  • Giai đoạn 3: Ung thư đã lan rộng hơn vào xương chậu và thành chậu. Nó cũng có thể đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó.

  • Giai đoạn 4: Giai đoạn này được chia thành 2 giai đoạn phụ: 

- Trong giai đoạn 4A, ung thư đã lan đến bàng quang, trực tràng hoặc cả hai.

- Trong giai đoạn 4B, ung thư đã lan rộng hơn khắp cơ thể đến các cơ quan, chẳng hạn như phổi, gan hoặc các hạch bạch huyết ở xa hơn.

VI. Điều trị ung thư âm đạo

- Phẫu thuật: Nếu ung thư ở giai đoạn 1 và ở một phần ba trên của âm đạo, bạn có thể phải phẫu thuật để loại bỏ khối u.

- Xạ trị: là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến nhất trong tất cả các giai đoạn của ung thư âm đạo. Trong một số trường hợp, bạn có thể phải hóa trị để hỗ trợ quá trình xạ trị. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng về lợi ích của hóa trị liệu đối với ung thư âm đạo.

Nếu bạn đã được xạ trị ở vùng âm đạo, bác sĩ có thể sẽ đề nghị phẫu thuật. Điều này là do mỗi bộ phận của cơ thể chỉ có thể trải qua một lượng bức xạ nhất định. Tùy thuộc vào kích thước, vị trí và rìa của khối u, bác sĩ có thể loại bỏ:

  • Chỉ có khối u

  • Một phần hoặc toàn bộ âm đạo

  • Cắt bỏ hầu hết các cơ quan sinh sản

Ung thư giai đoạn 4B thường không thể chữa khỏi, nhưng điều trị có thể làm giảm các triệu chứng.

Khám phụ khoa thường xuyên giúp phát hiện sớm ung thư âm đạo.

VII. Phòng chống ung thư âm đạo

Mặc dù không có phương pháp điều trị khỏi ung thư âm đạo, nhưng vẫn có nhiều cách giúp bạn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm HPV: Điều này bao gồm sử dụng bao cao su bất cứ khi nào bạn có hoạt động quan hệ tình dục (âm đạo, miệng hoặc hậu môn)

  • Tiêm vắc xin ngừa HPV: có thể làm giảm nguy cơ ung thư âm đạo và các loại ung thư khác liên quan đến HPV.

  • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc là yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư âm đạo và các bệnh ung thư khác.

  • Hạn chế uống rượu: Vì nhiều nghiên cứu cho thấy uống nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ ung thư âm đạo.

  • Khám phụ khoa thường xuyên và xét nghiệm tế bào cổ tử cung: Điều này sẽ giúp bác sĩ tìm ra các tế bào tiền ung thư trước khi chúng chuyển thành ung thư âm đạo hoặc phát hiện sớm ung thư âm đạo, trước khi nó lây lan hay gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.

VIII. Tỷ lệ sống thêm khi bị ung thư âm đạo

Những người bị ung thư âm đạo có tỷ lệ sống thêm sau 5 năm là 47%. Tỷ lệ sống thêm khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn mắc bệnh.

Đối với ung thư giai đoạn 1, tỷ lệ sống thêm sau 5 năm là 75% . Giai đoạn 4 có tỷ lệ sống thêm từ 15 đến 50%.

Ngoài ra, tỷ lệ sống thêm cũng phụ thuộc vào mức độ di căn của ung thư và nơi nó đã di căn.

Một số yếu tố cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống thêm. Ví dụ, phụ nữ trên 60 tuổi có tỷ lệ sống thêm thấp hơn. Những phụ nữ có triệu chứng ung thư âm đạo khi được chẩn đoán và những người có khối u ở giữa hoặc 1/3 dưới của âm đạo cũng có tỷ lệ sống thêm thấp hơn.

Tuy nhiên, đây chỉ là một ước tính, vì tùy thuộc vào mỗi cơ địa, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà có đánh giá khác nha

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 9 lý do khiến bạn bị ngứa vùng kín và cách khắc phục.

Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm