Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ứng dụng laser trị các dạng rối loạn tăng sắc tố ở da

Càng ngày chúng ta càng được nghe nhắc nhiều đến công nghệ laser ứng dụng trong thẩm mỹ và làm đẹp, đặc biệt là trong việc trị liệu các thương tổn sắc tố lành tính ở da...

Ứng dụng laser trị các dạng rối loạn tăng sắc tố ở da

Tàn nhang

Tàn nhang là một dạng thương tổn sắc tố thường nông trên bề mặt của lớp biểu bì, biểu hiện là những hạt lấm tấm màu nâu cà phê sữa như đầu tăm nhang, có thể xuất hiện dày đặc hay thưa thớt ở bất kỳ vùng da nào của khuôn mặt (trán, mũi, má, gò má…). Tàn nhang thường có xu hướng đậm hơn vào mùa hè và nhạt bớt vào mùa đông, cũng như dễ nổi thêm nhiều nốt mới nếu không bảo vệ da chống tia UV đúng mức.

Với phương pháp laser, tàn nhang có thể cải thiện từ 70 – 90% chỉ sau từ 1 – 3 lần trị liệu. Mặc dù có thể cải thiện rất nhanh chóng và rõ rệt, nhưng những cơ địa bị tàn nhang sẽ dễ nổi thêm những nốt tàn nhang mới hoặc tái lại một phần của những nốt cũ (sau 06 tháng đến 01 năm) nếu không có chế độ chống nắng và bảo vệ da tốt. Tàn nhang sẽ ít và lâu tái lại khi chúng ta chống nắng bảo vệ da đúng mức và hiệu quả.

Ứng dụng laser trị các dạng rối loạn tăng sắc tố ở da

Điều trị tàn nhang bằng laser.

Đốm nâu (nám chân, nám đinh)

Đây là tình trạng rất dễ bị nhầm lẫn thành tàn nhang. Thuật ngữ chuyên môn của tình trạng này là bớt Hori, hay abnom, biểu hiện là những nốt tròn như đầu đũa (có thể to hoặc nhỏ) thường nằm tập trung ở hai bên gò má và gần mắt, có màu nâu đen hay nâu gỗ.

Nếu như tàn nhang chỉ cần từ 1 – 3 lần trị liệu thì nám chân đinh cần thời gian trị liệu tương đối dài hơn, khoảng từ 8 – 12 buổi (có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề) và có thể đạt được hiệu quả tầm 60 – 80 % khi chữa trị đúng cách bằng laser. Mặc dù thời gian chữa trị tương đối dài hơn so với tàn nhang, nhưng nám chân đinh lại ít có nguy cơ tái lại hơn một khi đã chữa trị thành công.

Đồi mồi

Đồi mồi là dạng rối loạn tăng sắc tố thường xuất hiện ở những người lớn tuổi hoặc những làn da bị lão hóa sớm hay lão hóa do tia UV, thường có hình tròn hay bầu dục, có thể nằm rời rạc hay thành từng đám với kích thước mỗi nốt có thể dao động từ 0,2 đến 2,5cm, có thể có màu nâu nhạt hay nâu cà phê sữa tới nâu đen sẫm.

Đồi mồi phẳng thường dễ xử lý bằng công nghệ laser, với hiệu quả từ 70 – 90% (hoặc thậm chí cao hơn) sau khoảng 1 – 3 lần trị liệu. Tuy nhiên, việc xuất hiện đồi mồi trên da là biểu thị cho một chế độ chống nắng kém và sự lão hóa đã bắt đầu xuất hiện tương đối nhanh chóng nên làn da cần phải được chú ý và chăm sóc đúng mức để không tiếp tục lão hóa nghiêm trọng hơn.

Nám mảng

Nám mảng là rối loạn tăng sắc tố dạng mảng, thường nằm ở trên má, trán, mũi hay xung quanh vùng miệng và thường có màu nâu cà phê sữa. Nám mảng có thể là nám nông ở thượng bì (biểu bì) hay nám sâu ở trung bì hoặc nám hỗn hợp gồm cả hai dạng trên.

Đối với một làn da bình thường bị nám mảng (nghĩa là không đi kèm với các vấn đề suy yếu, mỏng đỏ, kích ứng) thì kỳ vọng về hiệu quả đối với phương pháp laser có thể đạt được 60 – 80% sau 6 – 8 tuần. Nếu da có dấu hiệu mỏng đỏ, suy yếu, teo da, giãn mạch… thì cần tốn thời gian khôi phục sức khỏe làn da trước khi trị liệu laser (thời gian và phương pháp hồi phục phụ thuộc vào mức độ thương tổn của làn da) và năng lượng laser áp dụng trong trị liệu cần thấp hơn bình thường để tránh làm tổn thương da nên tổng thời gian để đạt hiệu quả mong muốn đối với nám mảng trên làn da suy yếu thường sẽ dài hơn.

Với nám mảng có những đốm trắng mất sắc tố bên trong (nguyên nhân có thể do tiền sử sử dụng các loại kem hay hóa chất lột tẩy, kem chứa corticoid, hoặc đã từng trải qua trị liệu laser không đúng cách), thời gian trị liệu cần thiết có thể sẽ dài hơn (tầm 8 – 16 tuần tùy mức độ nghiêm trọng) và hiệu quả đạt được thường khoảng 40 – 70%.

Ứng dụng laser trị các dạng rối loạn tăng sắc tố ở da

Laser điều trị mụn cóc.

Các dạng nám khói, là cách gọi dân gian của tình trạng lắng đọng sắc tố màu xanh, xanh tím, hay đen thẫm ở trung bì thường trên cả vùng rộng của khuôn mặt và không có giới hạn rõ ràng giữa vùng da rối loạn sắc tố và da lành; thường do nguyên nhân nhiễm độc hóa chất (chì, thủy ngân… từ các loại kem bôi không rõ nguồn gốc hay từ môi trường sống và môi trường làm việc) hay do việc sử dụng các loại thuốc uống trị bệnh (thường là kháng sinh nhóm cyclin, thuốc điều trị tuyến giáp, tuyến thượng thận, hay các liệu pháp tri liệu hormon…). Nám khói thường đáp ứng kém với các phương pháp trị liệu và tốn nhiều thời gian hơn, có thể từ 15 đến 20 hay 25 tuần, sử dụng kết hợp laser và các liệu pháp khác như mesotherapy, nutraceuticals, detox cơ thể… Hiệu quả đạt được có thể dao động từ 30 – 70%.

Đối với các dạng nám mảng, sau khi trị liệu thành công và đạt hiệu quả mong muốn, cần lưu ý duy trì và giảm liều laser dần dần, tránh hiện tượng bỏ ngang trị liệu hoặc dừng đột ngột, cũng như chế độ chăm sóc da hợp lý bao gồm dưỡng ẩm đầy đủ, chống nắng hiệu quả để ngăn ngừa nám tái lại.

Bớt bẩm sinh

Các dạng bớt bẩm sinh có màu xanh đen như bớt Ota (bớt xanh hay xanh đen nửa bên mặt), bớt Ito (xanh hay xanh đen trên lưng, vai) hay bớt cafe (bớt dạng mảng nâu cafe sữa trên bất cứ vùng nào của cơ thể) nên lựa chọn chiếu laser nhẹ nhàng với nhiều lần chiếu (15 – 20 lần) để tránh tạo nên vùng da chênh lệch màu sắc với da lành sau khi vết bớt được xóa bỏ.

Trên thực tế, cần hiểu rằng các thiết bị laser khác nhau nhưng sẽ hoàn toàn khác nhau về độ ổn định của năng lượng, năng lượng tối đa thực tế ở đầu ra (chứ không phải trên màn hình hiển thị), biểu đồ phân phối photon hoạt hóa (quyết định hiệu quả và tính chọn lọc của laser), độ bén (sharpness) của tia đầu ra… và quan trọng hơn cả là tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ/kỹ thuật viên cũng như phác đồ trị liệu toàn diện vì thực tế không có cơ địa hay cá thể nào giống nhau (mỗi người sẽ bị một vấn đề khác nhau, sống hay làm việc trong môi trường khác nhau, tiền sử trị liệu hay sử dụng mỹ phẩm khác nhau…) nên không thể áp dụng một mức năng lượng hay thông số giống hệt nhau cho tất cả bệnh nhân và đôi khi cần phối hợp nhiều phương pháp trị liệu cũng như linh hoạt điều chỉnh phác đồ cho từng bệnh nhân riêng biệt.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hiểu thêm về trị liệu bằng tia laser

DS. Phạm Tiến - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm