Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tuổi trung niên cần làm gì để sống khỏe

Tuổi trung niên trở lên dường như ai cũng có đủ hay tạm đủ về các điều kiện vật chất, gia đình hay vị trí xã hội nhưng đó lại là độ tuổi bắt đầu phải quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe. Hãy làm theo những điều dưới đây để có tuổi trung niên mạnh khoẻ.

Đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm của thời đại như: ung thư, tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch, rối loạn tâm thần, … Chính những vấn đề sức khỏe này có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người trung niên cho dù họ có đầy đủ về vật chất.

Điều may mắn là, chúng ta hoàn toàn có thể dự phòng hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống của mình bằng các biện pháp luyện tập và điều chỉnh lối sống.

Theo Tổ chức Y tế thế giới: Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hay thương tật. Vậy làm thế nào tuổi trung niên có được trạng thái sức khỏe toàn diện như vậy?

Dưới đây là một số gợi ý giúp nâng cao sức khỏe toàn diện cho những người trong độ tuổi trung niên trở lên:

Năng rèn luyện cơ thể

- Thể dục thể thao: Đây là hình thức luyện tập sức khỏe vô cùng quan trọng, tuổi trung niên có thể coi đây là một ‘món ăn sinh lực’ không thể thiếu trong đời sống hằng ngày hoặc hằng tuần của mình. Cố gắng duy trì thời gian luyện tập 30-45 phút/ngày hoặc hơn, 3-5 buổi/tuần hoặc hơn, với các môn thể thao phù hợp với sức khỏe và điều kiện cá nhân như: đi bộ, đạp xe, bơi, bóng bàn, yoga …

- Tập thở: có nhiều bài tập thở giúp kích hoạt năng lượng tích cực như bài tập thở thư giãn, bài tăng cường năng lượng, bài thở cân bằng ...

- Thiền định/chánh niệm: Có rất nhiều loại bài tập, nhiều cách thực hành chánh niệm giúp nuôi dưỡng các phẩm chất tốt, cải thiện hệ thần kinh, nội tiết, miễn dịch… như thiền ngồi, thiền đi, thiền uống trà, thiền ăn…

photo-1675066225960

Thể dục thể thao, kết nối giúp nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần, xã hội cho người trung niên.

Chế độ và lối sống, làm việc lành mạnh

- Ăn uống lành mạnh, đủ chất: Nên ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm (đạm, đường, mỡ, khoáng-vitamin) nhưng dùng nhiều hơn các thực phẩm tươi, sạch, tự nhiên, nguồn gốc thực vật … Tránh/hạn chế đối đa các sản phẩm có tính chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

- Lao động/làm việc có tâm: Dù đó là công việc của cá nhân hay tập thể thì cũng nên xem xét việc mang lại lợi ích hài hòa cho mình, cho người thân và cho cộng đồng. Nếu làm việc mà bỏ qua lợi ích của một trong ba đối tượng trên có thể sẽ tạo cho chúng ta những cảm giác bất an, từ đó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, thể chất …

- Làm từ thiện: đó là việc cho đi, đóng góp các giá trị của bản thân (vật chất, thời gian, công sức, trí tuệ …) cho người khó khăn, cho cộng đồng mà không vì danh tiếng hay lợi ích vật chất cho bản thân.

- Suy nghĩ tích cực: Mọi vấn đề của cuộc sống đều có thể nghĩ theo ít nhất là 2 hướng (tích cực và tiêu cực), nếu ta lựa chọn cách suy nghĩ tích cực sẽ có lợi cho sức khỏe tinh thần của mình (khác với việc nuông chiều theo cái tôi/bản ngã). Ví dụ như khi gặp trời mưa, ta có thể nghĩ rằng cần trời mưa để giúp cho không khí mát mẻ, cây cối tốt tươi; hay nếu bị bệnh nào đó, ta có thể nghĩ: Ồ, đây là "tiếng chuông cảnh tỉnh" để ta cần chăm sóc cho cơ thể mình nhiều hơn, điều chỉnh lại cuộc sống cho cân bằng hơn ..

- Phát triển tâm linh: Học và hành theo tôn giáo chính thống tùy theo niềm tin tâm linh của mỗi người. Có thể học, thực hành thông qua nguồn tài liệu do các nhà xuất bản/các kênh uy tín phát hành, hoặc các trung tâm tôn giáo được nhà nước cho phép, hoặc thông qua các khóa tu học được tổ chức ở các chùa chiền thuộc giáo hội Phật giáo … hoặc các trung tâm tu học có uy tín trên thế giới (như Làng Mai) … Phát triển tâm linh là một cách để tìm thấy ý nghĩa cuộc sống cũng như có khả năng chấp nhận, đối diện bình an trước những điều bất như ý có thể xảy ra như về sức khỏe, gia đình, công việc … giúp ta có thể vững vàng đi qua những khó khăn. Phát triển tâm linh không có nghĩa là việc thờ cúng, mê tín, dị đoan.

- Tiếp xúc với các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật tích cực: âm nhạc, nghệ thuật ... có tính chất nuôi dưỡng (thiền ca, thánh ca, nhạc đồng quê, nhạc cổ điển, vẽ tranh về vẻ đẹp, thêu, khâu, vá ...)

- Kết nối: Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp ... thông qua các hoạt động công việc, vui chơi, giải trí, học hành…

photo-1675066229583

Khám sức khỏe định kỳ sàng lọc các bệnh không lây nhiễm (ung thư, tiểu đường, cao huyết áp …) là cách để duy trì và nâng cao sức khỏe cho bản thân.

- Tham gia các câu lạc bộ có những người bạn thiện lành (thiền/yoga, sống khỏe, cờ tướng, chạy, bóng bàn ...)

- Sống hòa mình với thiên nhiên: Càng nhiều càng tốt (đặt cây xanh trong nhà/không gian làm việc, trồng cây/làm vườn, ngày nghỉ cuối tuần tới những nơi có nhiều thiên nhiên, chọn nhà ở nơi có nhiều cây xanh, nếu có thêm sông, suối, ao, hồ ... thì càng tốt)

- Trang bị cho mình một ‘kênh tài chính’ bảo hiểm cho sức khỏe: Có thể là khoản tài chính dự trữ, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xã hội … nhưng tối thiểu mỗi người, cho dù giàu hay nghèo vẫn nên có cho mình một thẻ bảo hiểm y tế, đặc biệt dự phòng trong tình huống phải nằm viện.

- Uống thuốc và khám sức khỏe định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ, đặc biệt là khám sàng lọc các bệnh không lây nhiễm như đã nói ở trên.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đón tuổi trung niên nhẹ nhàng - cho cuộc sống thêm nồng nàn​.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm