Hầu hết trẻ em đều bị sữa bám trong miệng, nên mặt lưỡi sẽ hơi trắng, nhưng nếu những đám trắng ngày một dày lên, rơ lưỡi không hết, rất có thể trẻ đã bị tưa miệng do nhiễm nấm Candida.
Tưa miệng là tình trạng hay gặp ở trẻ em do nhiễm nấm Candida Albicans. Đây là một loại nấm men, có thể gặp ở những nơi ẩm ướt trong cơ thể, nấm Candida chỉ bùng phát gây bệnh khi gặp một số điều kiện thuận lợi.
Nguyên nhân do trẻ nhỏ có bài tiết ít nước bọt và niêm mạc miệng ở môi trường toan, PH thấp nên nấm dễ tiến triển.
Ngoài ra, nấm còn có thể lây truyền từ dụng cụ cho trẻ ăn như: Bát, chén, cốc, bình sữa, nhất là đầu vú cao su không sạch hoặc có thể lây qua đường sinh dục của mẹ bị nấm trong lúc sinh.
Nhiều cha mẹ thắc mắc, dù vệ sinh rất sạch sẽ nhưng trẻ vẫn bị tưa miệng. Giải thích về vấn đề này, cha mẹ cần hiểu rằng: Bình thường có một lượng nhỏ nấm sống ở trong miệng trẻ, nhưng không gây bệnh, do bị kiềm chế bởi hệ thống miễn dịch và một số lợi khuẩn khác ở trong miệng. Nhưng khi hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh yếu, nấm có thể phát triển gây tổn thương trong miệng, lưỡi và gây đau cho trẻ. Nếu trẻ nào sau đợt ốm, phải điều trị kháng sinh, sẽ làm giảm các lợi khuẩn có trong miệng và nấm miệng có thể xuất hiện.
Tưa miệng là tình trạng hay gặp ở trẻ em do nhiễm nấm Candida Albicans.
Khi trẻ bị tưa miệng biểu hiện bắt đầu là những chấm trắng nhỏ mọc trên đầu lưỡi, sau đó thành đốm trắng to trên mặt lưỡi và lan sang hai bên niêm mạc má, vòm miệng, dần dần tạo thành từng đám màu trắng sữa khó bóc. Khi đó trẻ sẽ biếng ăn, bú kém, trẻ đau rát, quấy khóc. Nếu nặng trẻ sẽ bị tiêu chảy, ho, viêm phế quản phổi.
Vì vậy, khi thấy trẻ có hiện tượng bị tưa miệng, bú khó, cần cho trẻ đi khám ngay để xác định nguyên nhân có phải do nhiễm nấm Candida hay không, để có hướng điều trị thích hợp.
Để chẩn đoán chính xác, ngoài khám lâm sàng, có thể cần lấy bệnh phẩm soi dưới kính hiển vi. Nếu có bằng chứng của nấm, bệnh phẩm sẽ được nuôi cấy để chẩn đoán.
Khi bị tưa miệng do nhiễm nấm ở mức độ nhẹ, có thể dùng nước muối để súc miệng hằng ngày hoặc được kê thuốc bôi miệng lưỡi, hay còn gọi là "đánh tưa miệng".
Thông thường, nấm miệng thường sẽ biến mất sau 2 tuần. Nếu trẻ bú mẹ, bà mẹ có thể cần điều trị tại chỗ vùng núm vú, để phòng nấm quay trở lại.
Cách chăm sóc cần chú ý như sau:
Cha mẹ cần rửa tay, để trẻ nằm cố định trên giường hoặc bế trẻ.
Sau đó dùng miếng gạc mềm quấn quanh đầu ngón tay trỏ một lượt hoặc đeo miếng gạc tưa lưỡi dạng ống vô trùng bán sẵn.
Rồi nhúng dung dịch Nystatin (bác sĩ đã kê đơn), chạm nhẹ vào môi dưới của trẻ để trẻ mở miệng, đưa nhẹ ngón tay trỏ vào mặt trên của lưỡi và lau từ trong lưỡi kéo ra ngoài, bỏ miếng gạc đó đi và lặp lại lần 2 nếu trẻ có nhiều mảng tưa bám (không để mảng tưa rơi vào miệng trẻ, không đưa ngón tay quá sâu vào họng của trẻ, vì sẽ gây kích thích nôn trớ).
Dùng miếng gạc khác lau mặt trong 2 bên má, trên vòm miệng và cuối cùng là phần nướu của trẻ. Cần đánh tưa bằng dung dịch chứa hoạt chất chống nấm 4 lần/ngày. Sử dụng thuốc liên tục theo chỉ định của bác sĩ, cho đến khi các nốt tưa lưỡi hết hẳn, sau đó tiếp tục đánh tưa thêm 2 ngày.
Chú ý: Đánh tưa cho trẻ trước bữa ăn của trẻ 30 phút.
Khi trẻ bị tưa miệng biểu hiện bắt đầu là những chấm trắng nhỏ mọc trên đầu lưỡi.
(Ảnh minh hoạ)
Nhiều cha mẹ thường băn khoăn tưa miệng do nấm ở trẻ có dự phòng được không. Để dự phòng nếu mẹ bị nấm âm đạo trong lúc mang thai, thì phải đi khám và điều trị. Vì nếu mẹ không được điều trị khỏi, có thể lây sang con trong khi sinh. Khi cho trẻ bú mẹ, nếu thấy ngứa hoặc đau núm vú cần được khám và điều trị.
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng nấm Candida phổ biến trên núm vú giả, đặc biệt là núm vú cao su. Vì vậy, nếu trẻ bú bình hoặc ngậm ti giả, cần đảm bảo rằng bình sữa và núm vú giả (nếu sử dụng) phải đảm bảo vô khuẩn.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Vệ sinh đúng cách khi bé bị tưa miệng.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh