Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dinh dưỡng cho trẻ trong thời kỳ mọc răng

Trong giai đoạn mọc răng, em bé sẽ rất khó chịu bởi những biểu hiện đi kèm như: chảy nước dãi, ho, lợi sưng đau, mệt mỏi...

khiến bé không muốn ăn, thậm chí là bỏ bữa. Để bé vượt qua giai đoạn mọc răng một cách khỏe mạnh và vui vẻ nhất thì chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng để bé tiếp nhận món ăn một cách dễ dàng nhất.

Dinh dưỡng trong giai đoạn mọc răng

Các bà mẹ cần chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này. Một số thực phẩm như khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc là những loại thức ăn rất tốt cho trẻ. Khi trẻ ở giai đoạn bắt đầu ăn dặm cũng là lúc trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên; nếu bé biếng ăn, chỉ cần cho bú mẹ là đủ, có thể cho ăn cháo xay nhuyễn trộn lẫn sữa nếu mẹ thiếu sữa.

Lúc mọc răng, trẻ thường hay ngứa lợi, vì vậy, trẻ cho bất kỳ vật gì vào miệng để cắn, bà mẹ nên cắt hình đồ chơi bằng rau củ quả như cà rốt, củ đậu, bí xanh... thành hình khối khác nhau cho trẻ chơi và nếu trẻ muốn cho vào mệng để cắn thì những đồ chơi này không ảnh hưởng đến răng của bé. Khi trẻ đã mọc răng hàm thì bà mẹ không nên cứ xay nhuyễn thức ăn mà nên băm, thái nhỏ để bé tập nhai, thường xuyên thay đổi món ăn để răng của trẻ quen với các thức ăn mới. Lúc này, trẻ sẽ rất hào hứng với việc người lớn đút cho trẻ ăn bằng cả thìa. Đây là thời kỳ người lớn cần tăng cường những thức ăn rắn cho trẻ, chẳng hạn như bánh mì mềm, cơm, rau, thịt...

Tập cho bé biết nhai là rất quan trọng. Khi biết nhai, trẻ sẽ ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, trẻ sẽ ít mắc chứng biếng ăn do chỉ cho ăn một thức ăn xay nhuyễn, động tác nhai giúp trẻ tiết nước bọt nhiều hơn, nước bọt chính là men tiêu hóa chất bột đường giúp trẻ ăn ngon miệng. Một điều quan trọng: động tác nhai giúp phát triển xương hàm của trẻ, sau này cung hàm không bị hẹp khi thay răng, trẻ không bị răng mọc lệch.

Khi trẻ trên 1 tuổi, nên cho trẻ uống nước bằng cốc, ăn sữa bằng cốc, hạn chế bú bình sẽ tốt hơn cho sự phát triển của răng.

Cha mẹ nên quan sát sự phát triển ở răng của trẻ và bổ sung thức ăn có độ cứng phù hợp để răng của bé thích nghi và phát triển toàn diện hơn.

Cha mẹ nên quan sát sự phát triển ở răng của trẻ và bổ sung thức ăn có độ cứng phù hợp để răng của bé thích nghi và phát triển toàn diện hơn.

Thực phẩm khi trẻ mọc răng nên ăn

Tùy từng thời điểm mọc răng và tình trạng sức khỏe giai đoạn này mà chọn lựa dạng đồ ăn dặm phù hợp cho trẻ, một số dạng đồ ăn khi trẻ mọc răng nên ăn:

Thực phẩm dạng xay nhuyễn

Bởi trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, khẩu vị muốn ăn những món có mùi gần giống sữa, đồng thời mềm, dễ nuốt.

Cho bé ăn thêm bánh ăn dặm

Khi mọc thêm nhiều răng bé thường bị ngứa răng và muốn nhai, cắn nhiều thứ xung quanh. Bánh quy rất tốt cho trẻ đủ tuổi để nhai và ăn khi đang mọc răng. Thậm chí, người mẹ có thể tự làm bánh quy ngọt cho con ăn.

Chuối

Để trẻ nhai quả chuối chín khi mọc răng. Đây là loại trái cây tốt cho trẻ vì có chứa nhiều loại đường thiên nhiên - sucrose, fructose và glucose kết hợp với chất xơ. Chuối cũng là một loại thực phẩm cung cấp năng lượng tốt cho con trẻ.

Thịt gà

Trẻ em thường thích hương vị của thịt gà. Gà xé nhuyễn là thức ăn tốt nhất cho trẻ đang mọc răng. Niềm vui nhai miếng gà xé sẽ giúp giảm bớt cơn đau nhức ở nướu răng.

Đậu lăng

Đậu lăng nấu chín không thể thiếu trong danh sách thức ăn cho trẻ mọc răng khi giúp xoa dịu cơn đau, giúp răng sớm nhú lên.

Bạn cắt quả bơ thành nhiều lát và cho trẻ nhai một lát bơ để giảm đau do mọc răng. Nhai bơ cung cấp nhiều vitamin A và canxi cho trẻ.

Ngoài ra, các loại rau như cần tây, hành tỏi, rau mùi... không chỉ chứa nhiều canxi mà còn giúp làm sạch răng lợi cho bé nữa. Các loại cá và hải sản cũng là nguồn cung cấp canxi dồi dào cho bé. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý trong thời kỳ mọc răng của bé, không nên cho bé ăn đồ chua, đồ lạnh vì có thể ảnh hưởng đến tốc độ mọc răng. Mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt, nhất là vào buổi tối vì dễ gây sâu răng cho bé.

Những lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ thời kỳ mọc răng

Đừng để trẻ nhai một bên

Răng của trẻ khi còn nhỏ sẽ phát triển chưa hoàn thiện và rất dễ bị tổn thương. Nếu bé nhai một bên và duy trì thói quen này có thể sẽ khiến bé bị lệch hàm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt.

Bổ sung thức ăn cứng phù hợp

Nhiều bà mẹ vì bảo vệ răng của con mình nên dù bé được 1 tuổi rồi vẫn cố nghiền nát thức ăn và chỉ cho bé ăn thức ăn mềm mà thôi. Tuy nhiên, các nha sĩ cho rằng, điều này không có lợi cho sự phát triển răng miệng ở trẻ nhỏ. Người lớn nên quan sát sự phát triển ở răng của trẻ và bổ sung thức ăn có độ cứng phù hợp để răng của bé thích nghi và phát triển toàn diện hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những chú ý dinh dưỡng cho trẻ từ 7 tháng tuổi.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 28/04/2024

    Sĩ tử mùa thi nên ăn gì, ngủ bao nhiêu là đủ?

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cùng với việc tập trung ôn luyện, các sĩ tử cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, đủ giờ.

  • 28/04/2024

    Động kinh ở trẻ em

    Bài viết dưới đây sẽ nói về chủ đề động kinh ở trẻ em - những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm