Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Triệu chứng ADHD ở người lớn khác gì so với trẻ em?

Cùng có các triệu chứng chính như mất tập trung, tăng động và bốc đồng nhưng những biểu hiện ở người lớn và trẻ em không giống nhau.

Triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em khác với ở người lớn, kể cả người đã mắc bệnh từ nhỏ và khi lớn mới được chẩn đoán. Cùng có các triệu chứng chính như mất tập trung, tăng động và bốc đồng nhưng những biểu hiện và ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống của 2 đối tượng này không giống nhau.

Dưới đây là so sánh về 3 triệu chứng trên ở trẻ em và người lớn:

Tăng động

Triệu chứng ở trẻ

Trẻ tăng động thường được mô tả bằng trạng thái chuyển động liên tục giống như ‘chạy bằng động cơ’. Ngoài ra, trẻ có thể:

- Chạy nhảy, leo trèo quá nhiều, ngay cả khi không thích hợp trong tình huống đó

- Sốt ruột, ngọ nguậy liên tục, cần có gì đó trong tay để chơi

- Trong lớp thường xuyên đứng dậy vào những lúc lẽ ra cả lớp phải ngồi, đánh rơi bút, gây xao nhãng bằng cách di chuyển xung quanh

- Không thể ngồi yên, gặp khó khăn khi chơi những trò cần ngồi lâu, không thích tham gia những hoạt động yên tĩnh

- Nói nhiều

Trẻ mắc ADHD thường cảm thấy sốt ruột, ngọ nguậy liên tục, cần có gì đó trong tay để chơi (Ảnh minh họa: Internet)

Triệu chứng ở người lớn

- Tăng động ở người lớn vượt cả ngưỡng ‘chạy bằng động cơ’ và được thay bằng cảm giác không ngừng nghỉ. Một số biểu hiện khác gồm:

- Muốn cử động liên tục như vỗ bàn chân, nghịch bút, vẽ linh tinh

- Dễ chán, chuyển hết việc này sang việc khác vì thấy chán khi đã nắm bắt được công việc. Bỏ dở công việc và chỉ hoàn thành nếu có hứng thú cao.

- Không nghỉ ngơi. Vẫn gặp khó khăn khi ngồi một chỗ trong thời gian dài. Cảm thấy cần đứng dậy, đi lại sau khi ngồi vài phút. Thích hoạt động và công việc cần chuyển động.

- Bị cuốn hút bởi những hoạt động năng động, mạo hiểm, tốc độ cao.

Mất tập trung

Cụm từ ‘dễ bị phân tán’ được dùng để mô tả triệu chứng này ở cả người lớn và trẻ em mắc ADHD vì biểu hiện khá tương đồng.

Triệu chứng ở trẻ:

- Mắc lỗi do cẩu thả ở trường

- Không để ý đến chi tiết

- Có quãng tập trung ngắn so với trẻ khác cùng tuổi, né tránh những hoạt động cần tập trung ổn định và nỗ lực tâm thần (ví dụ: bài tập về nhà hoặc bài tập trên lớp).

- Có biểu hiện không nghe khi người khác nói chuyện cùng

- Không hoàn thành bài tập về nhà, dễ mất tập trung, chuyển từ việc này sang việc khác

- Gặp khó khăn với kỹ năng sắp xếp

- Hay mất đồ

- Hay quên

Triệu chứng ở người lớn

Người lớn mắc ADHD dễ bị phân tán (Ảnh minh họa: Internet)

- Hàng ngày hay mất và để đồ nhầm chỗ như chìa khóa, giấy tờ quan trọng

- Hay quên ngay cả những việc phải làm thường xuyên như đổ rác, đón con

- Không làm xong việc

- Dễ bị phân tán, có thể bắt đầu một việc, bị phân tán rồi bắt đầu việc khác và quên mất việc lúc đầu

- Khó khăn trong việc theo dõi hội thoại

- Gặp vấn đề với tự cử động

- Không theo dõi được thời gian

Bốc đồng

Trẻ bị bốc đồng thỉnh thoảng có biểu hiện thô bạo và gặp các vấn đề hành vi. Bốc đồng có thể gây khó khăn cho trẻ trong việc kết bạn và duy trì tình bạn.

Ở trẻ em, bốc đồng có thể xuất hiện theo những cách sau:

- Thỉnh thoảng lại bật ra câu trả lời hoặc bình luận trong các cuộc trò chuyện, hét lên câu trả lời trong lớp mà không giơ tay

- Gặp vấn đề chờ đến lượt mình như chen lấn khi xếp hàng mua đồ hoặc không muốn chờ đến lượt mình khi đang chơi chung

- Hay chen ngang người khác, nhảy bổ vào cuộc nói chuyện hay trò chơi mà những trẻ khác đang chơi

- Hành động mà không nghĩ đến nguy cơ như nhảy từ trên cao xuống hoặc chạy ra đường mà không nhìn

Ở người lớn, bốc đồng có biểu hiện như sau:

- Tiêu tiền ‘bạt mạng’, làm thâm hụt ngân quỹ gia đình

- Tham gia hành vi mạo hiểm như đua xe, đánh bạc, tình dục không an toàn

- Xen ngang khi người khác đang nói chuyện hoặc trả lời trước khi câu hỏi được nêu xong

Bật ra những bình luận hoặc suy nghĩ mà không nghĩ ngợi gì ngay cả khi đó là những bình luận phản cảm và có thể làm tổn thương người khác.

Ngọc Hòa (Healthcentral) - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm