Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trị bệnh mũi đỏ bằng Đông y

Bệnh mũi đỏ (Rosacea) là một bệnh chứng hay gặp ở người da trắng hay da vàng. Các triệu chứng thường xuất hiện như có các đám màu hồng hoặc màu đỏ do sung huyết, giãn mao mạch có thể gặp ở đầu mũi, có khi cả gò má, cằm, giữa hai đầu lông mày, không rõ giới hạn, không cộm.

Bệnh mũi đỏ (Rosacea) là một bệnh chứng hay gặp ở người da trắng hay da vàng. Các triệu chứng thường xuất hiện như có các đám màu hồng hoặc màu đỏ do sung huyết, giãn mao mạch có thể gặp ở đầu mũi, có khi cả gò má, cằm, giữa hai đầu lông mày, không rõ giới hạn, không cộm. Khi gặp các yếu tố kích thích như gia tăng nhiệt độ tại da, tiếp xúc với nắng nóng, ăn các thức cay, nóng như ăn ớt, uống rượu bia... sẽ làm cho các chỗ này càng đỏ phừng lên.

Chi tử.

Chi tử.

Sau đây xin giới thiệu phương thuốc trị bệnh mũi đỏ Tân lục phương phương gồm mộc lan bì, chi tử nhân, đậu sị, mỗi vị đều có lượng bằng nhau, tán bột mịn, sau dùng giấm trộn đều với nhau thành hỗn hợp. Mỗi đêm lấy hỗn hợp này bôi lên chỗ bị bệnh. Để lưu qua đêm sang sáng ngày sau mới dùng nước ấm rửa sạch.

Hoặc dùng bài Bảo chi tử hoàn phương gồm xuyên khung 4 lạng (160g) (lấy tròn 4g cho mỗi đồng cân, thực 1 đồng cân chỉ ứng với 3,75g), đại hoàng 6 lạng (240g), chi tử nhân 3 đồng cân (12g), đậu sị loại tốt 3 đồng cân (12g), mộc lan 5 lạng (200g), cam thảo 4 lạng (160g), tất cả tán bột mịn, cho mật ong vừa đủ làm hoàn to bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên, các ngày sau uống tăng dần chừng 2 - 3 viên.

Hay dùng Lưu quyên tử phương gồm mộc lan 2 lạng (80g), chi tử 3 lạng (120g), đem sắc nhỏ lửa và cho ngâm giấm một đêm, hôm sau vớt bỏ bã, để nguội thành dạng cao là được. Dùng cao này dán lên chỗ mũi đỏ.

Ngoài ra còn phương Chi tử tán gồm các vị chi tử nhân, tỳ bà diệp, mỗi thứ đều có lượng như nhau. Cả hai vị nghiền thành bột. Mỗi lần uống 6g chiêu với rượu hâm nóng.

Lấy chi tử sao đen, tán nhuyễn cho sáp ong hòa tan cùng làm viên to bằng hòn bi, mỗi lần uống 1 viên chiêu với nước trà, ngày uống 2 lần.

 
BS. Hoàng Tuấn Long - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm