Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trẻ thở nhanh có đáng lo ngại không?

Rất nhiều vấn đề ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể sẽ khiến cha mẹ lo lắng. Việc hít thở, ngủ, và ăn uống là những vấn đề mà các bậc phụ huynh quan tâm nhất. Do vậy, biết được những kiến thức về việc hít thở của trẻ là vô cùng hữu ích để có thể chăm sóc cho trẻ tốt nhất.

Trẻ nhỏ có phổi nhỏ hơn, các cơ yếu hơn và thở chủ yếu bằng mũi. Trẻ thật ra sẽ học cách để thở bởi khi còn ở trong bụng mẹ, dây rốn sẽ vận chuyển toàn bộ lượng oxy mà trẻ cần tới cơ thể thông qua máu. Phổi của trẻ sẽ phát triển hoàn toàn khi trẻ được 2-5 tuổi.

Như thế nào là trẻ hít thở bình thường?

Trẻ sơ sinh hít thở nhanh hơn rất nhiều so với trẻ nhỏ và người trưởng thành.

Trung bình, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng sẽ hít thở 40 nhịp/phút. Đây là tần suất tương đối nhanh, nếu bạn có cơ hội quan sát. Khi trẻ sơ sinh ngủ, nhịp thở của trẻ có sẽ giảm xuống 20 nhịp/phút. Trong tình trạng thở ngắt quãng, trẻ sơ sinh có thể sẽ ngừng thở trong vòn 5-10 giây, sau đó thở lại, nhanh hơn – khoảng 50-60 nhịp/phút trong khoảng 15 giây. Trẻ sơ sinh không nên ngừng thở quá 10 giây giữa các lầ thở, kể cả khi trẻ đang nghỉ ngơi.

Những điều cần theo dõi khi trẻ sơ sinh hít thở.

Thở nhanh không phải là vấn đề đáng lo ngại ở trẻ sơ sinh, nhưng có một vài điều bạn nên chú ý. Một khi bạn đã có cảm nhận được về việc hít thở bình thường của trẻ, bạn nên theo dõi các dấu hiệu bất thường.

Trẻ sinh non có thể có phổi chưa phát triển hoàn chỉnh và có thể gặp một vài vấn đề về việc hít thở. Trẻ sinh đủ tháng nhưng sinh mổ cũng sẽ có nguy cơ mắc phải các vấn đề về hít thở sau khi sinh. Hãy trao đổi với bác sỹ nhi khoa để biết về các dấu hiệu bất thường bạn cần kiểm soát.

Các vấn đề về hít thở ở trẻ sinh bao gồm:

  • Ho dữ dội – có thể là dấu hiệu của viêm phổi hoặc có đờm trong phổi
  • Thở rít hoặc ngáy – là dấu hiệu cho thấy trẻ cần được hút dịch trong mũi
  • Ho hoặc khóc như chó sủa – là dấu hiệu của bệnh ở thanh quản
  • Hít thở nhanh, nặng – là dấu hiệu cho thấy có dịch tích tụ trong đường thở do viêm phổi hoặc do tình trạng thở dốc thoáng qua
  • Khò khè – có thể do hen suyễn hoặc viêm phế quản
  • Ho khan kéo dài – là dấu hiệu của tình trạng dị ứng.

Mẹo cho cha mẹ

Nên nhớ rằng, ho là một phản ứng tự nhiên tốt của cơ thể để bảo vệ đường thở và tống vi khuẩn ra ngoài. Nếu bạn lo ngại về việc hít thở của trẻ, hãy theo dõi và kiểm soát việc thở của trẻ trong vòng vài giờ. Bạn có thể sẽ nhận ra trẻ bị cảm lạnh nhẹ hoặc mắc phải tình trạng nghiêm trọng hơn.

Trong thời buổi hiện đại ngày nay, bạn có thể quay một đoạn clip ngắn ghi lại việc hít thở của trẻ và mang đoạn clip đó theo khi đưa trẻ đi khám bác sỹ. Việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho bác sỹ.

Mẹo chăm sóc trẻ ốm:

  • Cho trẻ uống đủ nước
  • Sử dụng nước muối nhỏ mũi giúp làm sạch dịch mũi và cổ họng
  • Hãy chuẩn bị 1 bồn nước ấm hoặc chỉnh vòi hoa sen ở chế độ nóng để trẻ hít thở hơi nước bay lên
  • Bật nhạc nhẹ nhàng, êm dịu
  • Bế trẻ ở tư thế trẻ ưa thích
  • Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc

Bạn không nên dùng các loại dầu xoa cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị nên cho trẻ nằm ngửa để trẻ có thể hít thở dễ dàng hơn. Khi trẻ ốm, việc giữ trẻ nằm ngửa có thể sẽ khó khăn hơn, nhưng đây vẫn là tư thế ngủ an toàn nhất cho trẻ.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sỹ?

Nếu trẻ bị ốm rất nặng, trẻ sẽ có vẻ ngoài và các hoạt động rất bất thường. Nhưng với những trẻ mới sinh vài tuần, rất khó để biết được như thế nào là bình thường. Dần dần, theo thời gian, bạn sẽ biết nhiều hơn về em bé mới sinh của mình và bạn cũng sẽ tự tin hơn về cảm giác của mình.

Bạn có thể đến gặp bác sỹ bất cứ lúc nào bạn lo lắng. Hãy đưa trẻ đi khám bác sỹ ngay nếu trẻ có các triệu chứng sau:

  • Khó ngủ hoặc khó ăn
  • Quấy khóc rất nhiều
  • Ho dữ dội
  • Ho như chó sủa
  • Sốt trên 38 độ C (đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi).

Nếu trẻ phát triển các dấu hiệu sau, hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay:

  • Trẻ trông rất mệt mỏi, xanh xao
  • Trẻ khó khóc
  • Trẻ bị mất nước do không ăn được
  • Trẻ thở nhanh hơn 60 nhịp/phút
  • Lỗ mũi nở ra
  • Cơ bị co kéo ở dưới lồng ngực hoặc quanh cổ
  • Da tím tái, đặc biệt là quanh môi và móng tay

Kết luận

Việc hít thở ở trẻ có thể sẽ khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Hãy theo dõi để nắm được các hành vi bình thường của trẻ để bạn có thể có những hành vi kịp thời nếu trẻ gặp vấn đề về hít thở.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nhẹ cân

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo healthline)
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

Xem thêm