Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trẻ nên tập ăn dặm với rau củ quả nào?

Việc cho trẻ tập ăn rau từ sớm giúp bổ sung chất xơ và vi chất cần thiết vào chế độ dinh dưỡng của bé. Theo chuyên trang Healthline, một số rau củ sau nên có trong thực đơn của trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

Trẻ nên tập ăn dặm với rau củ quả nào?

Rau xanh cung cấp vitamin và khoáng chất, chất xơ cần thiết cho cơ thể trẻ nhỏ.

Rau củ quả thích hợp cho trẻ khoảng 6 tháng tuổi

Cà rốt

Cà rốt hấp chín và xay nhuyễn là món ăn dặm thích hợp cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Ngoài chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, cà rốt còn chứa nhiều beta-carotene – tiền chất của vitamin A cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ, đặc biệt là phát triển của hệ cơ xương.

Rau chân vịt

Với trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh, lượng sắt trẻ tích lũy được từ mẹ trong thời kỳ mang thai đủ cho nhu cầu của trẻ trong vòng 5-6 tháng sau sinh. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ nên bổ sung rau xanh giàu sắt như rau chân vịt (rau bina) vào trong thực đơn của bé trên 6 tháng tuổi. Chế độ dinh dưỡng thiếu sắt có thể không đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của bé, khiến cơ thể mệt mỏi hoặc quấy khóc. Rau chân vịt có thể được hấp, luộc chín rồi xay nhuyễn cho bé ăn.

Bí đỏ

Trẻ nhỏ nên ăn dặm với bí đỏ 1-2 lần/tuần.

Bí đỏ dễ hấp chín và nghiền nhuyễn, tạo thành món ăn giàu vitamin A, C cho bé ăn dặm.

Quả bơ

Quả bơ là nguồn chất béo lành mạnh, cung cấp những vitamin cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh như vitamin A, D, E và K. Cha mẹ có thể nghiền mịn thịt quả bơ, lọc qua rây để loại bỏ xơ (nếu có), giúp món bơ thơm ngon và dễ ăn hơn.

Khoai lang

Giống bí đỏ và cà rốt, khoai lang chứa nhiều vitamin A cần thiết cho mắt và hễ miễn dịch, cũng như vitamin B6, vitamin C, mangan dồi dào. Cha mẹ nên gọt vỏ khoai lang, hấp chín và tán mịn để bé dễ ăn hơn.

Rau củ quả cho trẻ lớn

Trẻ đã quen ăn dặm có thể tập ăn bông cải xanh.

Khi trẻ đã quen ăn dặm, cha mẹ có thể bổ sung thêm những món rau sau đây vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày:

Bông cải xanh, súp lơ

Bông cải xanh giàu dinh dưỡng nhưng hương vị kém hấp dẫn hơn bí đỏ, cà rốt. Do đó, chỉ khi trẻ đã quen ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ làm quen với bông cải xanh. Bông cải xanh, súp lơ nên được cắt nhỏ phần bông, hấp đến khi chín mềm rồi nghiền nhuyễn cho bé.

Bí ngòi

Bí ngòi có hương vị nhẹ nhàng, giàu vitamin A, kali và mangan. Mẹ có thể dùng dụng cụ bào bí ngòi thành sợi nhỏ, nấu chín thành món mì lạ miệng cho bé.

Củ dền

Hương vị của củ dền không quá dễ ăn, do đó, cha mẹ có thể cho trẻ "thử sức" với loại rau này khi bé đã quen ăn dặm. Cha mẹ có thể sử dụng củ dền hấp trong các món soup rau, sinh tố hấp dẫn cho bé.

Trẻ tập ăn dặm nên tránh những loại rau nào?

Theo Healthline, trẻ từ 6 tháng tuổi chưa nên bắt đầu tập ăn dặm với những loại rau củ sau đây:

- Cà rốt baby: Tuy có kích cỡ nhỏ, cà rốt khá cứng và dễ gây hóc, nghẹn với trẻ nhỏ. Ngoài ra, cha mẹ không nên cho trẻ dưới 4 tuổi ăn bất cứ loại rau củ nào quá cứng và chưa được nấu chín.

- Cần tây sống: Cần tây có nhiều xơ, khiến trẻ nhỏ khó nuốt. Nếu cha mẹ muốn cho trẻ tập ăn loại rau này, hãy tước bỏ xơ, thái hạt lựu và nấu chín cần tây.

- Ngô hạt: Khi xay nhuyễn thành sữa hoặc cháo, ngô là món ăn thơm ngon và hấp dẫn với trẻ nhỏ. Cha mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ tự ăn những hạt ngô nhỏ, dai và dễ hóc.

Rau củ quả cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho trẻ nhưng có thể gây dị ứng. Nếu trẻ có triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, khó thở khi ăn bất cứ loại rau củ quả nào, cha mẹ nên đưa trẻ ngay tới cơ sở chuyên khoa Nhi.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Tránh gây áp lực khi tập cho bé ăn dặm.

Quỳnh Trang H+ (Theo Healthline) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 30/10/2024

    Làm thế nào để giữ cho gan của bạn khỏe mạnh?

    Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.

  • 29/10/2024

    Giảm cortisol bằng loại thức uống quen thuộc

    Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.

  • 29/10/2024

    Có bao nhiêu calo trong quả bơ?

    Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 29/10/2024

    Chuyên gia cảnh báo: tác động nghiêm trọng đến sức khỏe do biến đổi khí hậu đối với phụ nữ mang thai, trẻ em và người già

    Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.

  • 29/10/2024

    Chăm sóc giảm nhẹ rất cần thiết cho người cao tuổi

    Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.

  • 28/10/2024

    Dấu hiệu khi ngủ cảnh báo nguy cơ đột quỵ

    Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

  • 28/10/2024

    Áp dụng quy tắc 3-2-1 để ngủ ngon

    Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.

  • 28/10/2024

    Cách chống say tàu xe hiệu quả

    Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.

Xem thêm