Tại sao bệnh tay chân miệng có thể bị lại?
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến do siêu vi, có thể lây lan dễ dàng qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Bất cứ ai tiếp xúc với người bệnh đều có thể mắc tay chân miệng, tuy nhiên bệnh phổ biến nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Virus gây bệnh tay chân miệng chủ yếu là nhóm virus đường ruột Enterovirus, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (EV71).
Trong đó, virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh, người bệnh có thể tự khỏi trong vài ngày. Trái lại, chủng EV71 gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.
Mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định. Do đó, trẻ em có thể bị tay chân miệng lần 2 nếu nhiễm virus khác thuộc nhóm Enterovirus.
Trẻ có nguy cơ tái nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng nếu tiếp xúc với:
- Dụng cụ, đồ chơi có dính virus.
- Chất dịch từ mũi, miệng hoặc cổ họng của người bệnh khi ăn uống chung, ho, hắt hơi, nói chuyện.
- Dịch của mụn nước, bọng nước, phân của người bệnh.
Mức độ nguy hiểm bệnh sẽ tùy thuộc vào độc lực của siêu vi gây bệnh và cơ địa của từng bệnh nhân. Biểu hiện rõ nhất để chẩn đoán bệnh là tình trạng loét miệng, mọc mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân. Nhiều trường hợp trẻ nhiễm virus A16 không có biểu hiện sốt cao, do đó khiến nhiều cha mẹ chủ quan, cho rằng trẻ không bị tay chân miệng.
Dịch bệnh tay chân miệng trong mùa nóng
Tính từ đầu năm đến ngày 12/4, cả nước ghi nhận 18.436 trường hợp mắc tay chân miệng với 4 ca tử vong, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2020. Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - Hoàng Đức Hạnh cho biết, Hà Nội đã ghi nhận 82 trường hợp mắc ở 28 quận, huyện, thị xã, số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới.
Tình hình dịch bệnh tay chân miệng tại miền Trung cũng đang diễn biến phức tạp. Theo bác sỹ Nguyễn Hải Thịnh - Trưởng Khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, có hơn 40 bệnh nhân mắc tay chân miệng đang được điều trị tại khu vực cách ly, hồi sức của bệnh viện. Trong đó, có 2 ca ở độ 2B1 buộc phải theo dõi thường xuyên và sử dụng các biện pháp hồi sức hô hấp, gắn các máy móc theo dõi nghiêm ngặt.
Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vaccine dự phòng. Để bảo vệ sức khỏe trẻ em, cha mẹ cần lưu ý những biện pháp phòng bệnh:
- Cả gia đình, người chăm sóc trẻ đều cần thường xuyên rửa tay với xà phòng.
- Vệ sinh, làm sạch đồ chơi của trẻ ở nhà và ở trường.
- Luôn lau dọn nhà cửa, trường học và khu vui chơi của trẻ.
- Cho trẻ nghỉ học, cách ly với trẻ khác khi có dấu hiệu bệnh tay chân miệng.
- Che miệng và mũi khi hắt hơi, ho.
- Phụ huynh cần theo dõi sức khỏe của bé hàng ngày, khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ hoặc sốt cao, xuất hiện các vết đỏ, mụn nước ở họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối… cần đưa tới cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách phân biệt thủy đậu và tay - chân - miệng.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.