Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tổng hợp mẹo xử trí ban đầu các chấn thương thường gặp ở trẻ nhỏ (Phần 1)

Làm cha mẹ là điều vô cùng gian nan đối với bất cứ ai. Đối với con trẻ, các bậc phụ huynh phải trở thành một người toàn năng: vừa phải là đầu bếp, là tài xế riêng, là cố vấn trong mọi trường hợp thắc mắc, là gia sư học tập, là huấn luyện viên thể thao... Nhưng có lẽ điều mà các bậc phụ huynh cảm thấy sợ nhất chính là phải trở thành bác sĩ bất đắc dĩ. Tuy không phải mọi trường hợp chúng ta đều có thể giải quyết được, song những xử trí ban đầu trong những tình huống liên quan đến sức khỏe của con trẻ là điều ai cũng nên biết.

Đã bao giờ bạn tưởng tượng ra rằng chỉ một vài giây không để ý và đột nhiên trẻ bị chảy máu, hoặc một cái cổ tay sưng tấy, hoặc la hét sau khi chạm vào chảo nóng trên dù bạn vẫn nghĩ rằng chúng không thể với tay tới được? Bản thân chúng ta đều cố gắng lường trước tất cả các tình huống, nhưng đôi khi chúng hoàn toàn có khả năng xảy ra. Việc chuẩn bị cho bản thân kiến thức và những phương án xử trí ban đầu là điều quan trọng, đồng thời dự phòng những tình huống đó xảy ra trong tương lai. Tất nhiên, không phải tất cả các tình huống đề cần phải được đào tạo về y tế. Những gì bạn cần là biết làm thế nào để nhận ra các tình huống nghiêm trọng đó, và có thái độ xử trí ban đầu kịp thời.

1. Chấn thương vùng đầu

Dấu hiệu: Sau khi bị va đập vào đầu, các dấu hiệu đỏ của chấn động có thể bao gồm ngất xỉu (thậm chí trong thời gian ngắn), đau đầu dữ dội, nôn mửa, lú lẫn, buồn ngủ hoặc đi lại khó khăn.

Việc cần làm ngay lập tức: Kiểm tra tình trạng của trẻ. Nếu trẻ có vẻ bị đau cổ — có thể xảy ra nếu bị ngã đập đầu — hoặc thấy trẻ bị yếu hay ngứa ran ở cánh tay, hãy giữ trẻ nằm yên và gọi cấp cứu. Nếu bị đập đầu do một hoạt động thể thao, trẻ cần phải tạm dừng cuộc chơi để tránh chấn thương xảy ra tiếp không đáng có. Hãy gọi cấp cứu nếu trẻ có dấu hiệu bất tỉnh sau khi ngã và gặp bất kỳ triệu chứng nào đặc biệt sau khi tỉnh dậy. Nếu được, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi thấy trẻ bị đau đầu dữ dội hoặc tâm trí trẻ bị bối rối, buồn ngủ hơn bình thường, đi không vững và ngã, nôn mửa liên tục hay bất cứ điều gì khác đáng lo ngại. Nếu không gặp các trường hợp trên, bạn vẫn nên gọi cho bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời nhất.

Không nên: Cho trẻ bị chấn thương vùng đầu dùng thuốc giảm đau ibuprofen. Thuốc có thể làm tăng chảy máu, có thể gây nguy hiểm khi có các nguy cơ tiềm ẩn (thậm chí dù là rất nhẹ) của chấn thương não.

Nên làm (ở trẻ vị thành niên): Quấn hoặc chườm một túi đá lạnh vào một chiếc khăn mỏng và chườm lên vùng bị đau để giảm sưng. Bạn có thể cho uống acetaminophen để giảm đau, miễn là trẻ không có các biểu hiện bất thường. Hãy quan sát trẻ để biết những thay đổi về triệu chứng hoặc hành vi bất thường có thể xảy ra. Các chuyên gia cho biết, nghỉ ngơi là một phương pháp quan trọng trong điều trị chấn động vùng đầu và hầu hết trẻ sẽ cần một chút thời gian để hồi phục sau khi bị chấn thương.

2. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng

Dấu hiệu: Trẻ có thể nổi mề đay. Mặt hoặc môi của trẻ có thể sưng lên và có thể kèm theo ho hoặc khó thở. Chóng mặt, nôn mửa hoặc tiêu chảy cũng có thể xảy ra.

Việc cần làm ngay lập tức: Ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu trẻ cảm thấy khó nói hoặc khó thở, hoặc thậm chí là ngất đi, hãy gọi cấp cứu ngay. Việc sử dụng thuốc đặc hiệu có thể áp dụng, song chỉ nên được đào tạo về y tế và được huấn luyện chi tiết để có thể thực hiện các thao tác dùng thuốc hay tiêm thuốc.

3. Chảy máu cam

Dấu hiệu: Đây là một chấn thương dễ phát hiện ở trẻ nhỏ.

Việc cần làm ngay lập tức: Cho trẻ nằm hơi nghiêng đầu về phía trước, sau đó dùng khăn hoặc khăn giấy véo chặt mũi ngay vùng dưới xương mũi. Giữ tư thế này trong 10 đến 15 phút để cố gắng cầm máu. Hãy kiên nhẫn! Theo các chuyên gia, quá trình này lâu hơn chúng ta thường nghĩ, vì vậy hãy đặt hẹn giờ để căn thời gian chính xác. Khoảng một giờ sau khi máu mũi ngừng chảy và cục máu đông hình thành, bạn có thể chấm một chút vaseline vào bên trong lỗ mũi của trẻ để giữ ẩm cho vùng mũi.

Không nên: không được để trẻ ngả người về phía sau. Nếu làm vậy, máu có thể chảy xuống cổ họng và vào dạ dày và có thể khiến sặc hay nôn mửa. Bạn cũng đừng cho trẻ xì mũi trong vài giờ vì ngay cả một hơi xì nhẹ, ngắn cũng có thể làm chảy máu trở lại. Đừng nhét khăn giấy hoặc bông vào trong lỗ mũi!

Khi nào cần hỗ trợ: Nếu máu không ngừng chảy trong vòng 30 phút hoặc nếu bạn nghi ngờ mũi trẻ bị gãy do chấn thương vì hình dáng hay vị trí bất thường, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức.

4. Gãy xương

Dấu hiệu: Nếu bạn nhìn thấy xương có hình dạng bất thường như gồ, gấp khúc hoặc lòi ra ngoài da, đơn giản là xương bị gãy. Tuy nhiên đây chỉ là trường hợp gãy nặng nề và thường thì gãy xương ít rõ ràng hơn. Sau khi bị chấn thương, nếu trẻ bị đau nhiều, sưng tấy vùng bị thương, xây xẩm mặt mày, choáng váng thì rất có thể là trẻ bị gãy xương.

Việc cần làm ngay lập tức: Hãy làm những gì để trẻ cảm thấy thoải mái nhất. Hạn chế di chuyển vùng xương bị ảnh hưởng càng ít càng tốt. Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn thấy xương nhô ra ngoài hoặc cong vẹo, hoặc trẻ bị đau dữ dội. Nhìn chung, bạn hãy gọi cho chuyên gia y tế ngay lập tức để được tư vấn kịp thời.

5. Tổn thương mắt

Dấu hiệu: Trẻ có thể sẽ rất đau và sẽ dụi hoặc ấn vào mắt của mình, có thể bị đỏ hoặc chảy nước mắt nhiều.

Việc cần làm ngay lập tức: gọi cấp cứu ngay lập tức nếu có tổn thương rõ ràng ở mắt hoặc nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường khiến trẻ khó chịu, thậm chí nếu trẻ có thể khó thở hoặc ngất xỉu. Không được ép trẻ mở mắt nếu trẻ bị chấn thương do một tác động trực tiếp vào mắt như một cú đánh trực tiếp hoặc một vật thể đập vào. Nếu mắt mở, hãy giữ mắt mở hết mức có thể và dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mắt. Hãy gọi cho bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

6. Nghẹt thở

Dấu hiệu: Trẻ khó thở, có thể có động tác ôm tay vào cổ họng hoặc ngất xỉu. nghẹt Nghẹt thở có thể xảy ra trong khi trẻ ăn hoặc chơi nếu trẻ cho đồ chơi vào miệng.

Việc cần làm ngay lập tức:  Nếu trẻ không thể trả lời, hãy nhờ ai đó gọi cấp cứu hoặc tự gọi nhưng để chế độ loa ngoài. Sau đó, thực hiện động tác Heimlich:

“Vòng tay qua eo của trẻ, nắm tay và đặt mặt ngón tay cái của bạn vào bụng trên của trẻ (ngay dưới khung xương sườn). Bây giờ hãy nắm chặt nắm đấm của bạn bằng tay còn lại và thực hiện các động tác đẩy nhanh, hướng lên cho đến khi vật làm nghẹt thở được bật ra ngoài. (Với trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi, hãy bế trẻ lên, lật ngửa trẻ và sử dụng phần gót bàn tay để đưa ra những cú đánh dứt khoát vào vùng lưng giữa hai bả vai).” Tham khảo chi tiết động tác Heimlich tại đây: Sơ cứu nghẹt thở do dị vật

Không nên: Móc dị vật khỏi họng của trẻ. Theo các chuyên gia, nếu trẻ đang ho nhưng vẫn có thể nói được, hãy cứ để trẻ ho tiếp. Đồng thời, hãy ngăn trẻ tìm cách đưa ngón tay vào miệng hoặc xuống cổ họng để móc.

Khi nào cần trợ giúp: Bạn hãy để ý nếu nhịp thở của trẻ có vẻ lạ hoặc trẻ không thể nói chuyện sau khih bạn thực hiện động tác Heimlich, hãy đưa trẻ đến địa điểm cấp cứu. Hãy gọi cấp cứu khi trẻ không đáp ứng các phản ứng mà bạn tác động.

(còn tiếp)

Tham khảo thêm thông tin tại: Hướng dẫn sơ cứu đúng cách cho trẻ bị gãy xương

Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm