Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sai lầm trong sơ cấp cứu

Từ những sai lầm trong khi sơ cấp cứu chảy máu mũi cho đến sơ cứu vết bầm tím, dưới đây là những sai lầm bạn nên tránh khi sơ cấp cứu các vết thương nhỏ.

Ngửa cổ ra khi bị chảy máu mũi

Bạn không nên ngửa cổ ra sau khi bị chảy máu mũi. Việc này sẽ làm máu chảy xuống phía sau của họng và không cầm được máu. Ngửa cổ ra sau thậm chí còn có thể sẽ khiến bạn nôn ra máu. Thay vào đó, hãy cúi đầu về phía trước và bóp nhẹ vào phần sống mũi.

Đa số các trường hợp chảy máu mũi thường có nguyên nhân là do dị ứng hoặc thời tiết khô và những trường hợp này thường sẽ tự hết trong vòng 10 phút. Nếu bạn bị chảy máu mũi lâu hơn, hãy đưa miếng gạc hoặc bông sạch vào mũi và đến phòng cấp cứu ngay.

Thoa bơ hoặc chườm đá lên vết bỏng

Đây là một cách sơ cứu không đúng. Các cách sơ cứu sai khác bao gồm bôi kem đánh răng và bơ ca cao lên vết bỏng. Sơ cứu vết bỏng sai cách có thể sẽ khiến hơi nóng bị mắc lại bên trong vết thương và làm vết bỏng nặng hơn. Làm lạnh vết bỏng bằng đá cũng không giúp ích được gì, bởi mục tiêu sơ cứu vết bỏng là đưa vết thương về nhiệt độ bình thường, chườm đá sẽ khiến vết thương quá lạnh.

Cách sơ cứu đúng: xả nước mát (không phải nước đá hoặc nước lạnh) lên vết bỏng trong vòng vài phút, sau đó đặt một chiếc gạc khô lên trên vết thương.

Di chuyển người bị chấn thương nặng

Nếu bạn là người đầu tiên chứng kiến một tai nạn giao thông nghiêm trọng hoặc một chấn thương thể thao nặng, bạn sẽ có xu hướng cố gắng di chuyển nạn nhân để đảm bảo rằng họ không sao cả. Tuy nhiên, bạn không nên làm như vậy. Nạn nhân có thể sẽ bị tổn thương cột sống nghiêm trọng, và bất cứ một sự di chuyển nào cũng có thể dẫn đến các tổn thương thần kinh vĩnh viễn hoặc thậm chí là liệt. Bạn chỉ có thể di chuyển nạn nhân nếu có một mối nguy hiểm khác đe doạ tính mạng nạn nhân như hoả hoạn, nổ bom mìn hoặc sập nhà.

Trong những trường hợp này, tốt nhất là bạn gọi ngay cho xe cấp cứu, đặc biệt là trong các trường hợp có thể đã bị chấn thương cột sống, thì bạn cần gọi cấp cứu càng sớm càng tốt để vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

Sử dụng nước bọt để làm sạch vết thương hở

Bạn có thể đã nghe nói rằng, nước bọt có thể rửa sạch vi khuẩn, nhưng thực ra lại ngược lại. Trong miệng có chứa rất nhiều vi khuẩn có hại và do vậy có thể sẽ làm vết thương bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, bạn cũng không nên rửa vết thương ở suối hoặc ở sông vì nước sông suối cũng có thể có chứa các vi sinh vật hoặc vi khuẩn. Hãy xả nước sạch hoặc nước muối loãng lên vết thương. Khi đi du lịch bạn cũng nên mang theo bên mình một lọ nước muối loãng để sát trùng vết thương khi cần.

Rửa sạch răng vừa bị gãy ra

Đa số chúng ta không biết cách xử lý khi một chiếc răng khi chúng chẳng may bị rụng hoặc gãy ra. Bạn có thể sẽ nghĩ đến việc sẽ rửa chiếc răng đó, nhưng tốt nhất, bạn không nên làm như vậy vì việc này sẽ làm hỏng phần răng vừa rụng ra, và sẽ gây khó khăn nếu bạn muốn cấy ghép hoặc trồng lại phần răng đó. Thay vì rửa răng, hãy ngâm chiếc răng vào một cốc sữa và đến gặp nha sỹ càng sớm càng tốt.

Chườm nóng vào vị trí bị bong gân hoặc gãy xương

Chườm nóng sẽ làm nặng thêm tình trạng viêm do bong gân hoặc gãy xương. Sức nóng sẽ làm tăng lưu lượng tuần hoàn, do đó, sẽ làm tình trạng sưng nặng hơn. Thay vào đó, hãy chườm mát vết bong gân hoặc gãy xương.

Cố gắng loại bỏ vật lạ hoặc bụi bẩn ra khỏi mắt

Việc cố gắng loại bỏ vật lạ ra khỏi mắt có thể làm nặng thêm vết thương tại mắt và thậm chí sẽ dẫn đến những tổn thương vĩnh viễn. Trường hợp duy nhất bạn nên sơ cứu ngay đó là khi bị hoá chất rơi vào mắt. Trong trường hợp này, hãy rửa sạch mắt dưới vòi nước trong vòng 15 phút. Trong trường hợp có vật lạ rơi vào mắt, bạn có thể che mắt bằng một chiếc cốc giấy (nếu vật lạ có kích thước lớn) hoặc che gạc để bảo vệ mắt, sau đó đến bệnh viện ngay.

Cố gắng lấy gạc ra khỏi vết thương đang chảy máu

Nếu vết thương đang chảy máu và miếng gạc đã thấm nhiều máu, bạn không nên cố gắng lấy miếng gạc ra và thay miếng khác. Các yếu tố đông máu trên bề mặt vết thương giúp cầm máu, việc cố gắng lấy gạc ra khỏi vết thương sẽ lấy đi các yếu tố đông máu đó và sẽ khiến vết thương bắt đầu chảy máu trở lại. Nếu muốn, bạn có thể đặt thêm một miếng gạc sạch lên trên gạc cũ. Nếu miếng gạc cũ rơi ra, hãy ấn nhẹ vào vết thương để cầm máu, sau đó rửa sạch vết thương để dự phòng nhiễm trùng, bôi thuốc mỡ kháng khuẩn và băng lại.

Làm cho đội cấp cứu khó tìm thấy bạn hơn

Nếu bạn bị ong đốt ở sân sau và bị phản ứng dị ứng nặng, bạn không nên nằm ở sân sau và chờ đội cấp cứu đến. Nếu bạn bị hóc nghẹn trong một nhà hàng, cũng không nên chạy vào toilet (mọi người thường chạy vào toilet khi bị hóc nghẹn vì không muốn làm phiền người khác). Tuy nhiên, khi chạy vào toilet, bạn có thể sẽ không xử lý được tình huống của mình và ngất ở đó mà chẳng ai biết cả. Trong các trường hợp bị dị ứng hoặc chấn thương nặng, đầu tiên, hãy nhờ ai đó xung quanh gọi cấp cứu. Sau đó, hãy cố gắng di chuyển ra những khu vực dễ tìm, ví dụ như đường lớn, để gặp đội cấp cứu càng sớm càng tốt hoặc di chuyển đến những khu vực có nhiều người để mọi người có thể giúp đỡ cho bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 phương pháp sơ cứu đến từ thiên nhiên

Ths.Lưu Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo RD
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

Xem thêm