Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sơ cứu nghẹt thở do dị vật

Nghẹn là tình trạng xảy ra khi có một vật lạ mắc kẹt trong cổ họng hoặc khí quản và gây cản trở luồng không khí lưu thông vào phổi. Ở người lớn, nghẹn thường do nuốt thức ăn quá to là thủ phạm. Trẻ nhỏ thường nuốt phải các vật nhỏ gây nghẹn. Vì nghẹn làm cản trở hô hấp và gây mất oxy lên não, tình trạng này cần được sơ cứu càng nhanh càng tốt.

Dấu hiệu của nghẹt thở

Dấu hiệu phổ biến cho thấy nghẹt thở là hai tay nắm chặt cổ họng. Nếu ai đó nghẹt thở nhưng không phát tín hiệu, dấu hiệu rằng họ bị nghẹt, hãy tìm những dấu hiệu sau:

  • Mất khả năng nói chuyện
  • Khó thở hoặc thở gắng sức, nỗ lực đến phát ra âm thanh quá to
  • Âm thanh rít khi cố gắng thở
  • Ho, có thể yếu hoặc mạnh
  • Da, môi và móng tay chuyển sang màu xanh lam hoặc sẫm màu do thiếu oxy
  • Da ửng đỏ ban đầu, sau đó chuyển sang màu nhợt nhạt hoặc hơi tái xanh

Mất ý thức

Nếu người bị nghẹt có thể ho mạnh, nên tiếp tục ho. Nếu bị nghẹt thở và không thể nói chuyện, khóc hoặc cười cũng có thể để người khác chú ý đến. Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ khuyến nghị phương pháp 5-5 để sơ cứu trong trường hợp bị nghẹn như sau:

  • 5 lần đánh vào phía sau phổi. Đứng sang một bên và ngay sau một người lớn đang bị nghẹn. Đối với một đứa trẻ, hãy quỳ xuống phía sau lưng. Đặt một cánh tay ngang ngực người đó để làm điểm tựa. Cúi người ngang hông sao cho phần thân trên song song với mặt đất. Thực hiện đánh 5 lần vào vùng phổi - giữa 2 bả vai của người đó bằng gót bàn tay.
  • Hóp – đẩy bụng 5 lần. Thực hiện 5 lần hóp rồi đẩy bụng (còn được gọi là động tác Heimlich).
  • Thực hiện xen kẽ 5 lần hóp bụng và 5 lần đẩy bụng cho đến khi hết nghẹt.

Cũng theo Hội Tim mạch Hoa Kỳ, không nên sử dụng cách đánh vào lưng nếu bạn chưa được học kỹ thuật này. Cả hai cách còn lại đều có thể tự làm được.

Để thực hiện động tác hóp và đẩy bụng (thao tác Heimlich) lên người khác, bạn làm theo các bước:
  • Đứng sau người. Đặt một chân cao lên phía trước một chút để giữ thăng bằng. Vòng tay qua eo. Nhón người về phía trước một chút. Nếu là trẻ nhỏ, hãy quỳ xuống phía sau trẻ.
  • Nắm chặt bàn tay ở một bên tay. Đặt tay cao một chút trên rốn.
  • Nắm chặt tay đã nắm bằng bàn tay bên còn lại. Ấn mạnh vào bụng với lực đẩy nhanh, hướng lên - như thể cố gắng nâng người lên.
  • Thực hiện từ 6 đến 10 lần cho đến khi có thể hết nghẹt.

Nếu bạn là người duy nhất có mặt ở đó, hãy thực hiện các động tác đồng thời gọi cấp cứu để được hỗ trợ. Nếu có những người khác, hãy nhờ giúp đỡ trong khi bạn thực hiện động tác sơ cứu. Nếu gặp phải trường hợp bất tỉnh, hãy thực hiện động tác hồi sức tim phổi tiêu chuẩn kèm hà hơi thổi ngạt.

Để thực hiện động tác hóp - đẩy bụng (thao tác Heimlich) lên bản thân, bạn làm theo các bước:

  • Trước tiên, nếu bạn đang ở một mình và bị nghẹn, gọi cấp cứu ngay lập tức. Sau đó, dù bạn sẽ không thể thực hiện các động tác đánh vào lưng một cách hiệu quả, nhưng bạn vẫn có thể thực hiện các động tác đánh vào bụng để đánh bật vật nghẹn trong cổ họng.
  • Đặt một bên tay nắm chặt cao hơn rốn một chút.
  • Nắm chặt bàn tay đã nắm bằng tay còn lại và cúi xuống một bề mặt cứng như mặt bàn hoặc ghế.
  • Đẩy nắm tay theo hướng vào trong - lên trên.

Để thông đường thở của phụ nữ có thai hoặc người béo phì:

  • Đặt tay của bạn cao hơn một chút so với thao tác Heimlich bình thường, ở vị trí gốc của xương ức, ngay trên điểm nối của các xương sườn thấp nhất.
  • Thực hiện như động tác Heimlich, ấn mạnh vào ngực với lực đẩy nhanh.
  • Lặp lại cho đến khi thức ăn hoặc các vật tắc nghẽn khác được bật ra.
Nếu người nghẹn bất tỉnh, hãy làm theo các bước tiếp theo:
 
  • Hạ người nằm ngửa xuống sàn, hai tay để sang một bên.
  • Khai thông đường thở. Nếu có thể nhìn thấy dị vật gây tắc nghẽn ở phía sau cổ họng hoặc cao trong cổ họng, hãy đưa một ngón tay vào miệng và móc ra. Tuy nhiên, đừng thử móc nếu không thấy dị vật. Chú ý: không đẩy thức ăn hoặc dị vật vào sâu hơn trong đường thở - điều này dễ xảy ra ở trẻ nhỏ.
  • Bắt đầu hô hấp nhân tạo nếu đối tượng vẫn nằm yên và không có phản ứng sau khi bạn thực hiện các biện pháp trên. Các biện pháp ép ngực được sử dụng trong hô hấp nhân tạo có thể làm dị vật ra ngoài.

Để thông đường thở cho trẻ sơ sinh bị nghẹt thở dưới 1 tuổi:

  • Ngồi và giữ trẻ sơ sinh nằm sấp dọc theo cẳng tay của bạn, người nằm trên đùi. Dùng tay đỡ đầu và cổ của trẻ sơ sinh và đặt đầu thấp hơn thân.
  • Dùng gót bàn tay ấn nhẹ nhàng nhưng chắc chắn 5 lần vào giữa lưng trẻ. Sự kết hợp của trọng lực và những cú nhấn sẽ đẩy bật dị vật. Giữ các ngón tay của bạn hướng lên để tránh va vào đầu của trẻ.
  • Ngửa mặt trẻ lên, đặt nằm trên đùi với đầu thấp hơn thân nếu trẻ vẫn không thở được. Sử dụng hai ngón tay đặt ở giữa xương ức của trẻ, thực hiện năm lần ép ngực nhanh chóng. Nhấn xuống khoảng hơn 1 centimet và để ngực tự nở trở lại giữa mỗi lần ép.
  • Lặp lại các động tác nhấn ở lưng và ngực nếu không thấy trẻ thở. Gọi cấp cứu khẩn cấp.
  • Bắt đầu hô hấp nhân tạo cho trẻ nếu dị vật đã được đẩy ra ngoài nhưng trẻ không thở trở lại.
Lưu ý: nếu trẻ lớn hơn 1 tuổi và còn ý thức, chỉ dùng động tác đẩy bụng. Chú ý không dùng lực quá mạnh để tránh làm tổn thương xương sườn hoặc các cơ quan nội tạng.

Tổng kết

Nếu bạn gặp phải trường hợp nghẹt thở dù là người lớn hay trẻ nhỏ, hãy thử các cách trên nhưng quan trọng nhất, hãy gọi cấp cứu. Việc chậm trễ có thể khiến người bị nghẹt thở rơi vào tình trạng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tham khảo thêm thông tin tại: Chọn thuốc phù hợp cho bé bị ho, ngạt mũi

 

Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm