Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tốc độ đi bộ chậm lại có là dấu hiệu của bệnh Alzheimer?

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thần kinh học, tốc độ đi bộ của người cao tuổi có thể là dấu hiệu của bệnh Alzheimer.

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Natalia del Campo ở Trung tâm Nghiên cứu Thoái hóa Thần kinh Toulouse, Pháp cho biết tốc độ đi bộ chậm lại có thể liên quan đến các mảng bám amyloid trong não mà người bị bệnh Alzheimer hay có, ngay cả khi họ không có các triệu chứng bên ngoài của bệnh Alzheimer.
Amyloid precursor protein (APP) là một loại protein có trong nhiều bộ phận của cơ thể. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng lỗi trong quá trình xử lý APP ở não sẽ tạo ra một đoạn APP ngắn, có tính gây dính gọi là beta-amyloid. Các đoạn beta-amyloid được tích tụ gọi là các mảng bám amyloid.
Khi đoạn protein gây dính này tích tụ trong não, nó sẽ làm cản trở và phá hủy các tế bào thần kinh và điều này là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer.
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 128 người có độ tuổi trung bình là 76 và không mắc chứng mất trí nhớ nhưng được xem là có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này vì họ đang gặp vấn đề với trí nhớ.
Não của người tham gia nghiên cứu được chụp cắt lớp PET để xác định số mảng bám amyloid. 48% trong số họ có mức amyloid đủ để gây ra chứng mất trí nhớ.
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra khả năng tư duy và ghi nhớ và khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày của người tham gia. 46% người tham gia bị thoái hóa nhận thức dạng nhẹ mà có thể là dấu hiệu của chứng mất trí nhớ xảy ra ở bệnh Alzheimer.
Tốc độ đi bộ được đo bằng một bài kiểm tra tiêu chuẩn trong đó thời gian đi bộ trong 4m ở tốc độ bình thường được ghi lại. Tốc độ đi bộ trung bình là 1m/s. Chỉ có 2 người trong số những người tham gia có tốc độ đi bộ bình thường.
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy mối tương quan giữa tốc độ đi bộ chậm lại và mảng bám amyloid ở một số vùng trong não, bao gồm putamen, vùng phụ trách chức năng vận động trong não. 
Khi so sánh tốc độ đi bộ trong tương quan với mảng bám amyloid, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy mức amyloid làm thay đổi tốc độ đi bộ tới 9%.
Mối tương quan này vẫn tồn tại sau khi đã tính đến tuổi tác, nền tảng giáo dục hay các vấn đề trí nhớ.
Tiến sĩ Del Campo cho biết:
“Những thay đổi trong tốc độ đi bộ bên cạnh các vấn đề về trí nhớ có thể là dấu hiệu của bệnh Alzheimer trước cả khi người bệnh cho thấy các triệu chứng lâm sàng.”
Tuy nhiên, cô cũng lưu ý rằng nghiên cứu mới chỉ ra mối tương quan trên chứ chưa chứng minh được mảng bám amyloid là nguyên nhân làm tốc độ đi bộ chậm lại. Cô cho biết thêm còn nhiều nguyên nhân khác làm giảm tốc độ đi bộ của người cao tuổi.
Thông tin thêm trong bài viết: Những sự thật thú vị về bệnh Alzheimer
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2025

    Giảm áp lực, vượt qua căng thẳng mùa thi

    Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.

  • 24/04/2025

    Các bước dưỡng da giảm nếp nhăn từ tuổi 30

    Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...

  • 24/04/2025

    Phình đại tràng do nhiễm độc là gì?

    Phình đại tràng do nhiễm độc là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại là một bệnh nguy hiểm. Bạn có thể mắc bệnh này nếu bạn bị viêm đại tràng nghiêm trọng và cần tích cực điều tri sớm để tránh các chất độc bắt đầu rò rỉ vào máu của bạn và gây nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết sau đây!

  • 23/04/2025

    Nám da có trị hết hẳn được không?

    Nám da là tình trạng da liễu phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Nám da gây ra các mảng da sẫm màu, thường xuất hiện ở mặt, trán... Có thể điều trị nám hết hẳn hay không còn tùy vào tình trạng nám khác nhau cũng như phương pháp điều trị.

  • 23/04/2025

    Tìm hiểu về MCT – chất béo giúp trẻ tăng cân hiệu quả

    MCT – viết tắt của Medium-Chain Triglycerid – là chất béo có độ dài trung bình, có trong các thực phẩm hàng ngày. MCT được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm sữa bởi tính hữu ích đối với sức khỏe, đặc biệt trong dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, trẻ nhẹ cân hay suy dinh dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về MCT và hiệu quả của bổ sung MCT giúp tăng cân ở trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng.

  • 23/04/2025

    10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa

    Bộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.

  • 23/04/2025

    Ngày Thế Giới Phòng Chống Sốt Rét: Chung tay loại trừ bệnh sốt rét

    Sốt rét từ lâu đã là một trong những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mỗi năm, hàng triệu người trên thế giới phải đối mặt với căn bệnh này, và hàng trăm nghìn người không qua khỏi do thiếu sự can thiệp kịp thời.

  • 22/04/2025

    Những lý do để chọn ăn mỡ lợn

    Ngày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.

Xem thêm