Táo bón là tình trạng khó khăn trong việc đi đại tiện. Trong phần lớn các trường hợp, bạn có thể tự điều trị tại nhà và thay đổi lối sống hợp lý, song đôi khi điều này lại cần đến sự tư vấn giúp đỡ của bác sỹ.
Bạn có thể từng bị đầy hơi, ợ nóng, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy nhưng nếu những triệu chứng này xảy ra quá thường xuyên thì có thể ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày. Để tránh bị những triệu chứng khó chịu quấy rầy, bạn có thể cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây.
Vấn đề sử dụng phụ gia và phẩm màu trong thực phẩm hiện đang là mối quan tâm của các chuyên gia về sức khoẻ, dinh dưỡng cũng như người tiêu dùng. Các chất này có mặt ở hầu hết các loại thực phẩm chế biến sẵn cũng như tươi sống. Tuy nhiên không phải tất cả các loại chất phụ gia, phẩm màu đều có hại và gây độc cho con người.
Một số loại thực phẩm thường được mọi người cho là nguyên nhân gây đầy bụng, trong đó có mì ăn liền. Vì sao như vậy? Đa phần mọi người đều không thể giải thích được lý do, mà chỉ có cảm giác khi ăn vào thì bị như vậy. Một số khác thì cho rằng do việc mì ăn liền có chứa nhiều dầu mỡ và có chứa chất phụ gia là chất bảo quản thực phẩm. Vậy thực hư là thế nào?
Khó tiêu, hay còn được biết đến là chứng đầy bụng như dân gian thường gọi, là một thuật ngữ chung để chỉ tình trạng khó chịu ở phần bụng trên. Khó tiêu không phải là một bệnh, mà là một triệu chứng, có thể được mô tả là tình trạng đau bụng hoặc có cảm giác đầy bụng ngay sau khi ăn. Khó tiêu có thể là một triệu chứng của các bệnh tiêu hoá khác nhau và có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi chế độ ăn, lối sống và việc dùng thuốc.
Hệ tiêu hóa của chúng ta phải làm việc liên tục trong lúc ta hoạt động, ăn uống và cả trong lúc ta nghỉ ngơi, giúp tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn nạp vào mỗi ngày. Đây có thể được ví như hàng rào biên giới, vì là nơi tiếp xúc và loại trừ những yếu tố hay nguy cơ gây bệnh từ thực phẩm như vi khuẩn, chất acid, chất kiềm, hóa chất, chất độc hại,... Do đó, rất nhiều vấn đề bệnh lý có thể xảy ra với đường tiêu hóa như: viêm loét đường tiêu hóa, rối loạn đường tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy), và thậm chí nặng nề hơn là xuất huyết, ung thư đường tiêu hóa.
Về cơ bản quá trình tiêu hóa của tất cả các thực phẩm đều trải qua 6 giai đoạn và mất khoảng từ 2-5 ngày. Tùy vào loại thực phẩm đã ăn, các yếu về trao đổi chất hoặc bệnh về tiêu hóa, quá trình trên sẽ diễn ra nhanh chậm khác nhau.
Đã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi: quá trình tiêu hoá thực phẩm hàng ngày diễn ra như thế nào chưa? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Ngô một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, món ăn quen thuộc mỗi sáng với dân văn phòng nhưng không nhiều người biết những tác dụng tuyệt vời của nó mang lại.
Chuối là loại trái cây khoái khẩu của nhiều người nhờ thành phần bổ dưỡng có chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Ăn một quả chuối vào ban đêm, đặc biệt sau bữa tối, có thể mang lại những tác dụng tốt về sức khỏe.
Trong một vài năm gần đây, xu hướng đi bộ ngắn sau khi ăn đã nổi lên với nhiều lợi ích sức khỏe đặc biệt. Tuy nhiên, để đảm bảo tối ưu lợi ích của việc đi bộ sau khi ăn, bạn nên chú ý tới thời gian, cường độ tập luyện.
Để có hệ tiêu hóa tốt, bạn cần có chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng, giúp cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột. Chú ý tránh một số thực phẩm có thể gây hại cho hệ tiêu hóa được đề cập tới ở bài viết này.