Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thử nghiệm hiệu quả vắc xin phòng virus Zika trên khỉ

Một hỗn hợp gồm 3 kháng thể đã cho kết quả rất tốt trong thử nghiệm phòng virus Zika ở khỉ, hứa hẹn sớm được thử nghiệm trên người.

Thử nghiệm hiệu quả vắc xin phòng virus Zika trên khỉ

Theo báo cáo mới đăng trên tạp chí Science Translational Medicine, nhóm nghiên cứu đã xác định được 3 kháng thể rất có tiềm năng là SMZAb1, SMZAb2 và SMZAb5 được lấy từ một bệnh nhân ở Nam Mỹ.

Hỗn hợp gồm 3 kháng thể này được đưa vào cơ thể của 4 vật chủ là các chú khỉ trong phòng thí nghiệm một ngày trước khi các vật chủ bị phơi nhiễm virus Zika được lấy từ một phụ nữ mang thai.

Kết quả theo dõi cho thấy virus Zika đã không có khả năng phát triển và kiểm soát cơ thể vật chủ có các kháng thể nói trên.

Các nhà khoa học không thấy sự tồn tại đáng kể của virus Zika trong mẫu máu của 4 vật chủ trong khi hệ miễn dịch của chúng cũng không hề được kích hoạt. Điều này cho thấy các virus đã bị "khóa" hoàn toàn.

Trong khi nhóm 4 vật chủ khác nhiễm virus Zika nhưng không được tiêm hỗn hợp 3 kháng thể đã phát bệnh trong 7 ngày.

Theo giáo sư David Watkins đến từ Trường Dược Miller thuộc Đại học Miami (Mỹ), đây là một cách can thiệp hiệu quả nhằm ngăn chặn và điều trị lây nhiễm virus Zika trong quá trình mang thai.

Các tác giả mong muốn phát triển loại kháng thể kết hợp này và sớm đưa vào thử nghiệm ở người. Vì các kháng thể an toàn tuyệt đối với con người và thai nhi nên phương pháp này được kỳ vọng sẽ sớm được phát triển để bảo vệ những phụ nữ mang thai và các em bé.

Nhân viên y tế Mỹ bắt muỗi để nghiên cứu tại tây bắc Washington. (Nguồn: AFP/TTXVN).

Trong khi đó, loại vắc xin phòng Zika do tập đoàn dược phẩm Inovio (Mỹ) và tập đoàn khoa học Geneone Life của Hàn Quốc phối hợp phát triển đã cho kết quả rất thành công trong giai đoạn đầu thử nghiệm ở người.

Theo đó, cơ thể 40 tình nguyện viên khỏe mạnh sau khi được tiêm 3 mũi vắc xin GLS-500 đều sản sinh ra các kháng thể chống lại virus Zika.

Mẫu máu của tình nguyện viên sau đó được đưa vào cơ thể của các cá thể chuột trước khi chúng bị phơi nhiễm virus Zika. Kết quả cho thấy những chú chuột này đều sống khỏe mạnh trong khi một nhóm cá thể chuột khác phơi nhiễm Zika mà không được truyền loại máu có kháng thể đều tử vong.

Không giống các vắc xin thông thường sử dụng những virus đã bị vô hiệu hóa hoặc đã chết, GLS-500 là loại vắc xin tổng hợp được phát triển bằng cách tái sản xuất một số phần trong bộ gene của virus Zika.

Tác giả chính của nghiên cứu, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Pennsylvania, ông Pablo Tebas cho biết kỹ thuật tổng hợp vắc xin dựa trên bộ gene cho kết quả rất nhanh, chỉ mất khoảng 7 tháng kể từ khi vắc xin lần đầu tiên được định hình cho tới khi được đưa vào thử nghiệm lâm sàng.

Sẽ cần thêm các thử nghiệm khác đề khẳng định hiệu quả của vắc xin này khi dùng với người.

Trong các năm 2015 và 2016, virus Zika lây truyền qua muỗi đã hoành hành tại các quốc gia ở Mỹ Latinh, Caribe và phía Nam nước Mỹ, gây ra hàng nghìn ca di tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh.

Tháng 2/2016, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Zika là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu. Hồi tháng 11 vừa qua, WHO đã gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp nhưng vẫn cảnh báo virus này có thể tiếp tục bùng phát và lây lan nhanh ở bất kỳ đâu có muỗi mang mầm bệnh.

Tuy dịch Zika đã không còn nguy cấp nhưng các nhà khoa học vẫn tiếp tục nỗ lực nghiên cứu điều chế vắc xin phòng chống căn bệnh này cũng như ngăn ngừa tình trạng đầu nhỏ ở thai nhi và trẻ sơ sinh.

Theo TTXVN/Vietnam+
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm