Theo Aboluowang, uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và được nhiều bác sĩ khuyến cáo.
Điều này không chỉ giúp cơ thể khởi động sau một giấc ngủ dài mà còn hỗ trợ các chức năng quan trọng của cơ thể. Dưới đây là những lợi ích điển hình mà việc uống nước khi bụng đói vào buổi sáng có thể mang lại.
Cải thiện hệ tuần hoàn
Uống nước buổi sáng giúp mang lại nhiều giá trị sức khỏe.
(Ảnh: Getty)
Sau một đêm dài, cơ thể mất đi một lượng nước đáng kể thông qua hơi thở và mồ hôi. Điều này làm cho máu trở nên đặc hơn, dễ dẫn đến các biến động về huyết áp và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Việc uống nước ngay khi thức dậy giúp pha loãng máu, giảm độ đặc của máu, và từ đó ổn định huyết áp. Điều này rất quan trọng cho những người có nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch hoặc huyết áp cao.
Làm sạch đường tiêu hóa
Khi thức dậy, thức ăn từ bữa tối đã được tiêu hóa gần hết, để lại một ít cặn bã trong dạ dày.
Uống nước vào buổi sáng giúp cuốn trôi các chất cặn bã này, làm sạch đường tiêu hóa. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc ngăn ngừa táo bón, giúp duy trì sự hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa. Một hệ tiêu hóa sạch sẽ giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, đồng thời cải thiện quá trình trao đổi chất.
Giúp cơ thể tỉnh táo
Uống nước sau khi thức dậy cũng có tác dụng kích thích sự tỉnh táo của cơ thể. Việc bổ sung nước giúp các tế bào nhanh chóng hấp thụ, khởi động quá trình tuần hoàn và trao đổi chất.
Uống nước khi thức dậy kích thích sự tỉnh táo.
(Ảnh: Getty)
Khoảng 10 giây sau khi uống nước, các phân tử nước đã có thể đến mọi bộ phận trong cơ thể, giúp cơ thể tỉnh táo từ bên trong. Ngoài ra, nước còn giúp da căng mọng, đàn hồi, tạo nên vẻ ngoài tươi tắn và rạng rỡ.
Tốt cho thận
Uống nước vào buổi sáng cũng là cách tốt để duy trì sức khỏe của thận. Khi cơ thể thiếu nước, các chất kết tinh trong cơ thể dễ tích tụ, hình thành sỏi thận.
Việc bổ sung nước vào buổi sáng giúp làm loãng các chất cặn bã, giảm nguy cơ tích tụ sỏi thận và cải thiện chức năng của thận. Thận hoạt động tốt sẽ giúp cơ thể loại bỏ độc tố hiệu quả hơn, duy trì sự cân bằng điện giải và hỗ trợ các cơ quan khác hoạt động trơn tru.
Lưu ý khi uống nước buổi sáng
Nhiều người cho rằng không nên uống nước ngay sau khi thức dậy mà nên đánh răng trước, vì lo lắng vi khuẩn trong miệng có thể theo nước vào ruột.
Tuy nhiên, trên thực tế, lo ngại này là không cần thiết. Ngay cả khi đánh răng, vi khuẩn vẫn không thể bị loại bỏ hoàn toàn. Hơn nữa, dạ dày có axit và các chất kìm khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn khi chúng đi vào cơ thể.
Vì vậy, bạn có thể thoải mái uống nước sau khi thức dậy mà không cần quá lo lắng về vi khuẩn.
Để tối ưu hóa lợi ích của việc uống nước vào buổi sáng, việc lựa chọn loại nước uống cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn nước uống buổi sáng:
- Uống nước ấm: Khi vừa thức dậy, cơ thể vẫn còn trong trạng thái nhạy cảm. Uống nước ấm sẽ tốt hơn nước lạnh vì nó giúp tránh gây sốc cho dạ dày và ruột. Nước ấm giúp kích thích lưu thông máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất mà không làm cơ thể bị lạnh đột ngột.
- Tránh đồ uống có đường: Các loại đồ uống có ga hoặc chứa đường, như nước ngọt hay sữa, không phải là lựa chọn tốt cho buổi sáng. Chúng có thể gây tăng cân, tăng nguy cơ sâu răng, tiểu đường và các bệnh tim mạch khác. Vì vậy, lựa chọn an toàn và tốt nhất là nước ấm hoặc nước khoáng sạch.
- Kiểm soát lượng nước uống: Lượng nước lý tưởng để uống vào buổi sáng là khoảng 200ml. Quá nhiều nước có thể gây quá tải cho hệ tiêu hóa và thận, trong khi quá ít nước lại không đủ để phát huy tác dụng.
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì phụ nữ mang thai và cho con bú,... Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 thói quen tiết lộ bạn uống nước không đúng cách.
HIV tấn công hệ thống miễn dịch của bạn, khiến bạn khó chống lại những yếu tố có thể khiến bạn bị bệnh. Khi virus làm suy yếu khả năng phòng vệ tự nhiên của bạn, bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu trên khắp cơ thể.
Sốt là biểu hiện thường gặp khi cơ thể trẻ bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc bất kỳ tác nhân gây bệnh nào. Cha mẹ nên bình tĩnh theo dõi thân nhiệt của con để đưa ra hướng xử trí phù hợp.
Nhiều người đã nghe nói ăn sushi tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, liệu điều này có đúng không dưới góc nhìn của các chuyên gia dinh dưỡng?.
Trẻ bị viêm họng sốt cao thường do thay đổi thời tiết, độ ẩm cao, môi trường nhiều vi khuẩn, virus. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy, cha mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị sốt cao do viêm họng?
Nhiều phụ nữ mang thai bị ốm nghén. Nhưng đối với một số ít, tình trạng này nghiêm trọng hơn nhiều. Ít hơn 3% phụ nữ mang thai bị chứng nôn nghén. Không có cách chữa trị, nhưng tình trạng này chỉ là tạm thời và có nhiều cách để kiểm soát.
Bài viết này là những cách giúp bạn vượt qua một số lời biện hộ phổ biến có thể cản trở cuộc sống mà bạn mong muốn.
Chế độ ăn chay, thuần chay được lên kế hoạch khoa học có thể đáp ứng gần hết nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Dù vậy, người ăn chay nên cân nhắc bổ sung một số vitamin và dưỡng chất mà thực vật không thể cung cấp đủ.
Ngày 06/11/2024, tại Hà Nội, Viện Y học ứng dụng Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “VAI TRÒ CỦA VITAMIN D3 VÀ K2 TRONG VIỆC CẢI THIỆN MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO Ở TRẺ EM” với sự tham gia của các nhà khoa học, giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ đầu ngành chuyên khoa dinh dưỡng, nhi khoa và xương khớp.