Thoái hóa khớp thường biểu hiện ở vị trí nào?
- Cột sống: Phần lớn bệnh nhân lớn tuổi có đau lưng, nếu chụp X-quang đều có các dấu hiệu của thoái hóa như mọc gai, hẹp đĩa đệm...;
- Thoái hóa khớp gối: Thường gặp ở nữ trên 50 tuổi, những dấu hiệu thường gặp là đau khi đi lại nhiều lần, khi lên xuống cầu thang, ngồi xổm cảm thấy rất khó, nghe có tiếng lắc rắc ở khớp, tình trạng này ngày càng tăng, đôi khi khớp có kèm sưng nóng và có dịch;
- Thoái hoá khớp háng: Bệnh hoại tử chỏm xương đùi thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi, có nguyên nhân chính là do uống nhiều rượu, đau và hạn chế vận động khớp háng ở các tư thế, nhất là dạng chân và bước lên cao.
Khi bị thoái hóa khớp mà không phát hiện sớm để điều trị thì rất dễ dẫn đến tình trạng biến dạng khớp, làm hạn chế vận động, đôi khi làm cứng khớp.
Thoái hóa khớp thường gây đau ở thắt lưng, đầu gối...
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở người cao tuổi đó là: Tuổi càng cao thì hiện tượng lão hóa các cơ quan càng mạnh, trong đó có khớp xương.
Ngoài ra còn có các yếu tố thuận lợi như: di truyền, tình trạng béo phì, có các vi chấn thương xảy ra thường xuyên ở khớp.
Thoái hóa khớp còn có thể là hậu quả của các bệnh khớp như viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc trong tiền sử có chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao…
Các triệu chứng của thoái hoá khớp
Triệu chứng sớm nhất của bệnh là đau khi vận động, mới đầu chỉ đau khi khớp hoạt động, nghỉ sẽ hết đau; sau đó có thể đau âm ỉ liên tục và đau trội hẳn lên khi vận động.
Nếu thoái hóa khớp háng, người bệnh đau ở vùng bẹn, vùng trước trong đùi, có thể đau cả vùng mông lan xuống mặt sau đùi.
Nếu thoái hóa khớp gối, người bệnh đau nhiều khi đi lại, đứng lên ngồi xuống khó khăn, nhất là lúc lên xuống thang gác hoặc đang ngồi xổm đứng lên, có khi đau quá bị khụy xuống đột ngột.
Nếu thoái hóa cột sống thắt lưng, người bệnh bị đau âm ỉ ở vùng thắt lưng và thường đau trội lên về chiều sau một ngày làm việc phải đứng nhiều hay lao động nặng, lúc nằm nghỉ đau sẽ giảm. Khi đau, bệnh nhân làm các động tác cúi, nghiêng, ngửa hoặc xoay người rất khó khăn.
Sau triệu chứng đau là tình trạng hạn chế vận động. Nếu bị thoái hóa khớp háng, người bệnh đi khập khiễng, giạng háng khó khăn, khó gập đùi vào bụng.
Nếu bị thoái hóa khớp gối, các động tác gấp và duỗi thẳng chân bị hạn chế, đứng lên ngồi xuống khó khăn, có thể thấy tiếng lắc rắc khi vận động khớp.
Nếu bị thoái hóa khớp vai sẽ hạn chế các động tác đưa tay ra trước, ra sau, quay tay và không làm được một số động tác đơn giản như gãi lưng, chải đầu...
Thoái hóa khớp gây khó khăn trong sinh hoạt ở người cao tuổi.
Ngoài hai triệu chứng chính là đau và hạn chế vận động, người bệnh có thể bị teo cơ, nhất là các chi.
Khi đến thăm khám bác sĩ thường cho chụp X-quang xương khớp để phát hiện các tổn thương thoái hóa khớp như: hẹp khe khớp, gai xương ở rìa, đặc xương dưới sụn, …. Ngoài ra các bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm máu (huyết học, sinh hóa, miễn dịch) hoặc xét nghiệm dịch khớp, chụp cộng hưởng từ khớp, siêu âm khớp để giúp khẳng định chẩn đoán hoặc chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác của khớp như: viêm khớp dạng thấp; gout; viêm cột sống dính khớp; viêm khớp phản ứng, lao khớp….
Phòng và điều trị thoái hóa khớp
Để phòng bệnh thoái hóa khớp, người cao tuổi nên có một chế độ sinh hoạt cho hợp lý (ăn, uống, đi lại, tập luyện…). Nên có chế độ sinh hoạt và tập luyện nhẹ nhàng như chơi thể thao, đi bộ, bơi… hạn chế mang vác nặng, làm các động tác quá sức. Chú ý kiểm tra thường xuyên để hạn chế các ảnh hưởng quá mức đối với các khớp liên quan. Tránh các tư thế xấu như ngồi còng lưng.
Tập dưỡng sinh và luyện thở: Tập dưỡng sinh có rất nhiều động tác ảnh hưởng đến cột sống như ưỡn người, vặn cột sống, chào mặt trời...khi thực hiện các động tác này cần phải được kết hợp với phương pháp hít thở sâu thì tuần hoàn mới được tăng cường, giúp khí huyết lưu thông sẽ đỡ đau.
Người cao tuổi nên tập luyện phù hợp với sức khỏe.
Dinh dưỡng hợp lý: Tránh tình trạng béo phì. Tiết giảm các chất béo (dầu, mỡ các loại), chất ngọt như kẹo, bánh, chè, mứt, trái cây quá chín ngọt như xoài, nhãn, vải, các loại thức uống ngọt. Rượu và thuốc lá có thể gây bệnh cho khớp háng (hoại tử đầu xương đùi) rất nguy hiểm. Bảo đảm bổ sung những chất chống lão hóa như vitamin E, A, (dầu thực vật, các loại đậu hạt, ngũ cốc), canxi có nhiều trong các loại rau màu xanh đậm, nghêu, sò, ốc, hàu... ; Vitamin C (cam, quýt, bưởi, dâu tây, ớt, cà chua...), các khoáng chất vi lượng như selenium, kẽm, magnesium..
Duy trì một chế độ tập luyện và phục hồi chức năng đều đặn, hết sức tránh việc bất động khớp (trừ giai đoạn đang viêm cấp) vì khi không vận động khớp sẽ dễ dàng bị cứng, giảm tiết dịch khớp, xơ hóa các dây chằng, teo cơ, loãng xương, dính khớp và mất dần chức năng của khớp.
Y học hiện đại ngày nay đã nghiên cứu ra rất nhiều biện pháp điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân thoái hóa khớp như: Tiêm nội khớp huyết tương giàu tiểu cầu, tiêm nội khớp tê bào gốc từ mô mỡ tự thân hay phẫu thuật thay khớp (thường là khớp háng và khớp gối) trong trường hợp thoái hóa nặng và mất chức năng của khớp.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: 6 cách phòng ngừa thoái hóa khớp.
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.
Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.
Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.
Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.
Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.