Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thoái hóa đốt sống thắt lưng

Thoái hóa đốt sống thắt lưng là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Triệu chứng là gì và làm cách nào để dự phòng trước các mối nguy hại gây ra?

Thoái hóa đốt sống lưng là gì?

Phần lưng dưới được tạo thành từ năm đốt xương (đốt sống) cùng của cột sống, được gọi là đốt sống thắt lưng hoặc cột sống thắt lưng. Các đốt sống được nối với nhau bằng các khớp, được lót bằng một lớp sụn trơn ngăn cách các đốt sống và cho phép chuyển động của chúng trơn tru và không gây đau đớn. Phần đĩa đệm cứng, xơ giữa các đốt sống đóng vai trò như bộ giảm xóc cho cột sống và cho phép lưng uốn cong hoặc vặn xoắn một cách linh hoạt.

Thoái hóa cột sống thắt lưng đôi khi được gọi là viêm khớp cột sống. Thuật ngữ này bao gồm tất cả các tình trạng thoái hóa ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng, bao gồm:
  • Thoái hóa khớp lưng và viêm khớp cột sống: một loại viêm xương khớp cột sống xảy ra khi sụn bao quanh các khớp xương bị phá vỡ và mòn đi, gây ra tình trạng viêm. Xương cọ xát vào xương có thể gây ra các gai xương, gây đau đớn ở vị trí của sụn. Các gai xương có thể gây hẹp ống sống và dẫn đến chèn ép và tổn thương dây thần kinh.
  • Biến dạng thoái hóa đốt sống: các gai xương phát triển xung quanh đĩa đệm bị thoái hóa
  • Thoái hóa đĩa đệm thắt lưng: thoái hóa các đĩa đệm
  • Đĩa đệm phồng lên có thể gây viêm và làm cho các dây thần kinh cột sống nhạy cảm hơn hoặc chèn ép dây thần kinh
  • Thoát vị đĩa đệm có thể đẩy lên dây chằng ở lưng dưới, gây đau
  • Trượt đốt sống ra trước - một đốt sống trượt về phía trước đè lên đốt sống tiếp theo, làm lệch cột sống

Nguyên nhân nào gây ra thoái hóa đốt sống lưng?

Thoái hóa đốt sống thắt lưng không có nguyên nhân nào cụ thể mà liên quan đến sự lão hóa do xương, khớp, dây chằng và đĩa đệm ở cột sống thắt lưng bị thoái hóa và yếu đi do quá trình hao mòn tự nhiên. Đây là một tình trạng khá phổ biến, và ảnh hưởng đến rất nhiều người tại một thời điểm nhất định nào đó trong cuộc sống, mặc dù nó có thể không phải lúc nào cũng gây đau.

Các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh thoái hóa đốt sống thắt lưng bao gồm:
  • Tuổi cao (mặc dù các triệu chứng có thể bắt đầu sớm nhất là 20 tuổi và thường là trước 50 tuổi)
  • Tiền sử gia đình bị thoái hóa đốt sống thắt lưng
  • Tiền sử chấn thương thắt lưng                                
  • Tiền sử phẫu thuật thắt lưng
  • Các căng thẳng áp lực kéo dài lặp đi lặp lại ở lưng, dù là đặc thù nghề nghiệp hay giải trí

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống lưng là gì?

Theo thống kê tại Mỹ, có 27% - 37% người bị thoái hóa đốt sống thắt lưng không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Tình trạng này thường có thể cải thiện trong một thời gian ngắn bằng cách sử dụng các phương pháp điều trị bảo tồn và rất ít phát triển thành cơn đau mạn tính. Tuy nhiên, vì có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nên các triệu chứng vẫn có thể gặp phải và đặc điểm cũng rất khác nhau. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau lưng
  • Giảm phạm vi chuyển động và tính linh hoạt ở lưng hoặc chân, đặc biệt vào buổi sáng hoặc sau thời gian không hoạt động lâu
  • Căng cứng hoặc đau ở lưng dưới
  • Tê và ngứa ran và/hoặc đau nhói hoặc đau lan tỏa từ lưng xuống mông hoặc chân
  • Cơ chân hoặc cơ bàn chân yếu nếu dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng

Tê, ngứa ran và yếu cơ cũng có thể do tình trạng thoái hóa đốt sống thắt lưng đang làm tổn thương tủy sống, ví dụ như một đĩa đệm thoát vị lớn đẩy lên tủy sống.

Các biến chứng nghiêm trọng

Các biến chứng hiếm gặp nhưng khá nghiêm trọng của thoái hóa đốt sống thắt lưng bao gồm:

  • Mất kiểm soát cơ bàng quang hoặc ruột, hoặc tê ở vùng háng do rối loạn chức năng thần kinh
  • Hẹp ống sống thắt lưng đoạn ống sống thu hẹp, gây áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh, có thể chèn ép dây thần kinh dẫn đến yếu, ngứa ran, tê hoặc đau lan từ lưng xuống mông, đùi hoặc vùng chậu
  • Hội chứng Cauda-equina: các dây thần kinh ở dưới cùng của tủy sống bị chèn ép bởi một khối hoặc đĩa đệm, gây ra các vấn đề thần kinh nghiêm trọng
  • Rối loạn chức năng thần kinh do chèn ép dây thần kinh, gây ra bởi đĩa đệm hoặc gai xương phồng lên làm thu hẹp các lỗ nơi rễ thần kinh thoát ra ngoài ống sống.
Tổng kết

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh khá thường gặp. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu đã thống kê đã ước tính số lượng người từ 60-69 tuổi bị thoái hóa cột sống thắt lưng lên tới 80%. Ở độ tuổi 25-45 tuổi, cũng có tới 30% số người gặp phải. Bệnh gây nhiều phiền toái và có thể gây đau đớn khi các biến chứng xuất hiện. Thoái hóa cột sống thắt lưng không có nguyên nhân cụ thể, tuy nhiên có nhiều yếu tố nguy cơ có thể khiến bệnh xuất hiện và nghiêm trọng. Do vậy, dự phòng tình trạng bệnh được đặt lên ưu tiên hàng đầu ở nhóm người trong độ tuổi nguy cơ này.

Tham khảo thêm thông tin tại: Phục hồi căng cơ bắp chân sau tập luyện thể thao

 

Bình luận
Tin mới
  • 09/12/2023

    Tránh 4 sai lầm này khi điều trị tay chân miệng

    Thấy con bị tay chân miệng với lòng bàn tay, bàn chân nổi đầy mụn nước, quấy khóc và khó chịu, không ít cha mẹ nghe theo các biện pháp truyền miệng để mong con nhanh khỏi. Tuy nhiên, nếu làm theo những quan niệm sai lầm, vô tình không những không có tác dụng mà còn khiến bệnh trở nặng.

  • 09/12/2023

    Những sai lầm về dinh dưỡng cản trở sự phát triển cơ bắp

    Để phát triển cơ bắp, bạn cần kết hợp tập luyện sức mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn tập luyện chăm chỉ, nhưng mắc phải những sai lầm về dinh dưỡng sau đây, bạn vẫn có thể không đạt được kết quả như mong muốn.

  • 09/12/2023

    Triệu chứng ung thư tụy

    Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các triệu chứng của bệnh ung thư tụy.

  • 08/12/2023

    6 thực phẩm ít natri tốt cho tim

    Natri là chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần với lượng nhỏ, khi ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp, tăng nguy cơ đau tim, suy tim, đột quỵ, thậm chí là bệnh thận. Việc kiểm soát lượng natri ăn vào có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là khi lớn tuổi.

  • 08/12/2023

    Cách duy trì cân nặng khỏe mạnh khi về già

    Nghiên cứu cho thấy, đa số những người “có da có thịt” một chút lại khỏe mạnh hơn khi về già. Người cao tuổi nên tập luyện thế nào để giữ cân nặng hợp lý?

  • 08/12/2023

    Bạn có biết, dậy thì sớm dễ bị mắc các bệnh đái tháo đường type 2 và đột quỵ ở tuổi trưởng thành không?

    Xã hội phát triển, tỷ lệ dậy thì sớm ở bé gái ngày càng tăng, bình thường tuổi dậy thì ở bé gái từ 9-13 tuổi, nếu bé có kinh lần đầu trước 8 tuổi là dậy thì sớm.

  • 08/12/2023

    Tạo kiểu tóc bằng nhiệt độ cao có thể gây hại cho sức khỏe

    Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc kết hợp nhiệt độ cao với các hóa chất tạo kiểu tóc tạo ra hàm lượng cao các chất hữu cơ bay hơi, nếu tiếp xúc nhiều có thể gây ra mối nguy cho sức khỏe.

  • 08/12/2023

    Tại sao bạn nên giữ sạch nhà cửa vào mùa đông?

    Bạn có thể không thích thời tiết mùa đông lạnh lẽo, ảm đạm. Nhưng việc ở trong nhà vào mùa đông có mang lại những lợi ích đáng kể. Mùa đông cũng là thời điểm hoàn hảo để làm sạch hoàn toàn không gian trong ngôi nhà của bạn.

Xem thêm