Trong thời gian thai kì, có rất nhiều thực phẩm mà các mẹ phải kiêng kị để thai nhi được khỏe mạnh. Một trong những thực phẩm mà các mẹ bầu hay thắc mắc là thịt vịt. Đây là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng liệu nó có gây hại cho thai phụ không?
Theo y học truyền thống thì thịt vịt tính hàn, hơi mặn, có vị ngọt, có nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư…
Ngoài ra, theo tài liệu của Nhật, thịt vịt còn có lợi cho dạ dày, giúp làm tiết ra dịch mới và tốt cho hệ thần kinh. Y học hiện đại cũng không phủ nhận lợi ích của thị vịt. Thịt vịt còn có giá trị dinh dưỡng cao hơn cả thịt bò, thịt heo, cá, dê, cá, trứng. Thịt vịt có hàm lượng cao sắt, vitamin E, D, A, B1, B2, phốt pho, canxi, axít nicotic…
Theo quan niệm dân gian của Hàn Quốc, nếu trong thời kì thai nghén mà mẹ bầu ăn thịt vịt thì con sinh ra sẽ có bàn chân có màng giống chân vịt.
Tuy nhiên cho đến nay, chưa có bằng chứng hay cơ sở khoa học nào chứng minh thịt vịt không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Cũng theo đó, quan niệm ăn thịt vịt khi mang bầu khiến thai phụ ngứa, nổi mẩn hoàn toàn không có bằng chứng khoa học chính xác.
- Không ăn thịt vịt cùng quả óc chó, mộc nhĩ, thịt rùa đen, thịt ba ba, cháo đậu.
Mộc nhĩ đen, ba ba là những món cấm kỵ với thai phụ. Thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, thịt vịt chứa nhiều đạm, ăn chung với nhau sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng. Mộc nhĩ đen làm tử cung hưng phấn, thu hẹp, dễ dẫn đến sảy thai.
- Thai phụ bị cảm chưa khỏi hẳn thì chưa nên ăn.
Do thịt vịt có tính hàn, bổ âm nên những người đang ốm dở thì tốt nhất là chưa ăn thịt vịt vội. Nếu muốn bồi bổ sức khỏe, bạn nên đợi khỏi hẳn cảm cúm.
- Không ăn chung trứng vịt cùng quả dâu, mận, hay thịt ba ba.
Như đã nói ở trên, người mang bầu tuyệt đối không được ăn thịt ba ba. Quả mận tính nóng nên dễ sinh nóng ruột.
- Không chế biến trứng vịt cùng tỏi.
Trứng vịt tráng với tỏi là món ăn vô cùng độc, các bà bầu cũng như tất cả mọi người nên tránh.
Bệnh tay chân miệng có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên có rất nhiều phụ huynh vẫn còn bối rối khi chăm sóc trẻ trong quá trình điều trị tại nhà. Phụ huynh có thể chăm sóc trẻ theo các hướng dẫn của chuyên gia để trẻ được đảm bảo an toàn và nhanh khỏi bệnh.
Thiền được nhiều người biết đến như một thực hành tôn giáo nhưng thiền còn là một quá trình luyện rèn tâm trí nhằm đạt được những lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học.
Nhiễm khuẩn norovirus là một nhiễm khuẩn hay gặp và gây nhiễm khuẩn tiêu hóa với các triệu chứng nôn, tiêu chảy, đau bụng và có thể mất nước nghiêm trọng.
Trẻ nhập viện với các biểu hiện ho, sốt, khó thở có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.
Chế độ ăn detox được cho là giúp cơ thể giải độc, song một số chuyên gia nói detox không hiệu quả, có thể làm rối loạn đường huyết và mất cơ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã họp khẩn và đưa ra những cảnh báo về căn bệnh đậu mùa khỉ đang bùng phát tại 12 quốc gia trên thế giới và có nguy cơ lan sang nhiều nước khác.
Hầu hết mọi người đều cảm thấy chướng bụng vào một thời điểm nào đó. Các bài tập thể dục, thực phẩm bổ sung và massage là những phương pháp phổ biến giúp giảm đầy hơi nhanh chóng. Thực hiện thay đổi lối sống lành mạnh hơn cũng có thể ngăn ngừa chứng đầy hơi tái phát.
Việc gia tăng trẻ mắc tiêu chảy trong thời gian qua khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Tuy là bệnh không mới nhưng việc chăm sóc trẻ đúng cách để nhanh "cắt cơn" tiêu chảy, giúp trẻ hồi phục sức khoẻ thì không phải bố mẹ nào cũng biết.