Giảm thiểu hạt vi nhựa phát thải ra môi trường bằng thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Hạt vi nhựa (microplastic) là những mảnh nhỏ được hình thành từ quá trình phân hủy các sản phẩm nhựa như chai nhựa, túi nilon, đồ dùng bằng nhựa… thải ra môi trường. Loại hạt này có kích thước rất nhỏ, đường kính chỉ dưới 5mm.
Hạt vi nhựa được tìm thấy nhiều nhất ở môi trường nước như các sông, suối, ao, hồ, mạch nước ngầm... Từ đây, chúng đi vào môi trường nước, tích tụ trong cơ thể thực vật, động vật và đi vào chuỗi thức ăn. Khi con người ăn phải chúng, hạt vi nhựa tích lũy trong cơ thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Theo báo cáo mới của Hiệp hội Nội tiết, hạt vi nhựa có tác động tiêu cực tới các hormone, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe hệ nội tiết. Các chuyên gia khuyến cáo một vài biện pháp giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc và tích lũy hạt vi nhựa trong sinh hoạt hàng ngày.
Thay bình nước, chai nhựa
Thay vì dùng chai nhựa, bình nước nhựa, bạn nên chọn dụng cụ đựng nước làm từ thủy tinh hoặc inox. Những chất liệu này vừa bền hơn nhựa, lại dễ tái chế khi không sử dụng nữa.
Nghiên cứu cho thấy, rửa bình nước thể thao bằng nhựa trong máy rửa bát làm tăng nguy cơ thôi nhiễm các hợp chất từ nhựa vào nguồn nước.
Dùng cốc đựng cà phê phù hợp
Ưu tiên dùng bình, cốc thủy tinh đựng cà phê thay vì đồ nhựa.
Một số chất liệu nhựa khi tiếp xúc với nhiệt độ cao có nguy cơ thôi nhiễm hóa chất vào thực phẩm. Trong đó có phthalate, chất hóa học có thể cản trở hoạt động của hệ nội tiết. Vì vậy, khi dùng đồ uống nóng như trà, cà phê, bạn nên dùng cốc thủy tinh.
Khi mua sản phẩm để mang về (take away), bạn nên mang theo cốc thủy tinh hai lớp vừa bền, vừa giúp giữ nhiệt tốt.
Hạn chế dùng hộp đựng thực phẩm nhựa
Tương tự bình nước, bạn nên đựng thực phẩm trong hộp thủy tinh hoặc hộp inox. Ngay cả khi bạn không hâm nóng hay làm đông lạnh hộp đựng nhựa, chúng vẫn có nguy cơ thôi nhiễm vi nhựa vào thực phẩm. Đặc biệt, hộp đựng càng cũ thì càng có nguy cơ phân hủy cao, ngay ở nhiệt độ phòng.
Bỏ màng bọc thực phẩm nylon
Trong số 300 triệu tấn rác thải nhựa hàng năm trên toàn thế giới, có tới một nửa là rác thải nhựa dùng một lần. 91% lượng rác thải nhựa không thể tái chế được, chúng sẽ đi vào bãi rác, nguồn nước và từ từ phân hủy thành vi nhựa.
Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên thay thế màng bọc thực phẩm nylon, túi nhựa bằng giấy bạc hoặc giấy sáp ong. Sản phẩm giấy sáp ong được làm từ vải cotton hữu cơ phủ một lớp sáp ong, khi tiếp xúc với độ ấm của lòng bàn tay có thể dễ dàng bám kín vào miệng bát, thực phẩm.
Chọn dụng cụ ăn uống của trẻ em thích hợp
Cân nhắc cho trẻ dùng dụng cụ đựng thực phẩm làm từ các chất liệu như inox.
Đa phần cốc chén, đĩa ăn, thìa dành cho trẻ em được làm từ chất liệu nhựa. Nếu có thể, cha mẹ nên thay thế bằng chất liệu inox hoặc không chứa nhựa (gỗ, tre, silicone).
Dùng nước nóng và rửa hộp nhựa bằng máy rửa bát làm tăng lượng vi nhựa đi vào nguồn nước thải và đi ra môi trường.
Cân nhắc chọn nước rửa chén bát
Với các gia đình sử dụng máy rửa bát, bạn nên cân nhắc dùng bột rửa bát, muối rửa chén thay cho dạng pod (viên rửa chứa dung dịch trong một lớp màng bọc có thể tan trong nước).
Lớp màng bọc cho viên rửa bát thường làm từ nhựa PVA, được nhiều hãng sản xuất khẳng định là “có khả năng phân hủy sinh học”. Tuy nhiên, theo nghiên cứu trên tạp chí Nghiên cứu môi trường và Sức khỏe cộng đồng Quốc tế, mỗi năm có 75% lượng rác PVA không được xử lý và thải ra môi trường.
Thay vào đó, bạn nên dùng muối rửa chén dạng bột đựng trong bao bì giấy, hoặc mang theo dụng cụ đựng có thể tái chế (chai thủy tinh, chai nhôm) để đi mua nước rửa chén. Tại các thành phố lớn, hiện có nhiều cơ sở cho phép refill (đong vào dụng cụ do khách hàng mang tới) nước rửa chén sinh học, nước rửa tay để góp phần giảm thiểu rác thải nhựa.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ban biết gì về hạt vi nhựa trong thực phẩm?
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.