Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tế bào gốc và những ứng dụng lâm sàng trong y học

Tế bào gốc là những tế bào có khả năng tự tái sinh và biệt hóa.

Đầu tiên người ta tìm thấy tế bào gốc ở hệ thống tạo máu, sau đó người ta thấy ở hầu hết các mô khác nhau đều có sự hiện diện của tế bào gốc. Tế bào gốc có nhiều ứng dụng trong y học.

Tế bào gốc trưởng thành (tế bào gốc soma): tế bào gốc được tìm thấy trong hầu hết các mô và cơ quan trong cơ thể, và tồn tại trong suốt cuộc đời mỗi cá thể. Chúng có vai trò duy trì các mô và đáp ứng lại tổn thương.

Điều này đặc biệt đúng với các mô có vòng đời thay thế tế bào cao, như tế bào máu, da, ruột. Trái với tế bào gốc, sự phân chia của tế bào trưởng thành chỉ giới hạn ở một số lần phân chia.

Do đó trong trường hợp tổn thương nặng, mô phụ thuộc chủ yếu tế bào trưởng thành tại chỗ phân chia thay thế tế bào bị tổn thương sẽ ít có khả năng tái sinh hơn là mô phụ thuộc vào tế bào gốc tại chỗ.

Lịch sử ứng dụng của tế bào gốc

Tế bào gốc đã được thử nghiệm biệt hoá thành công ở in vitro thành nhiều loại tế bào tuỳ theo mục đích sử dụng, bao gồm tế bào thần kinh đệm ít gai, tế bào tuỵ, tế bào cơ tim, tế bào neuron vận động và neuron hệ dopamin, tế bào tiền tạo máu.

Ứng dụng giá trị của tế bào gốc đã được chứng minh trong điều trị cho động vật bị mù giác mạc, bệnh nhân Parkinson, Hungtington, tổn thương tủy sống, nhồi máu cơ tim, đái tháo đường týp 1.

Tế bào gốc đã được chứng minh trong điều trị tổn thương tủy sống

Đối với bệnh nhân bệnh võng mạc: sau khi tiêm vào trong mắt, những tế bào võng mạc từ tế bào gốc ES di chuyển tới lớp võng mạc và biệt hóa thành tế bào gậy và que.

Với bệnh nhân Parkinson: một lượng lớn tế bào thần kinh não giữa được cấy bởi tế bào gốc của chuột. Sau đó, chúng tiết ra chất dopamin thể hiện sự hiện diện đáp ứng điện sinh lý và các đặc tính đáp ứng giống tế bào thần kinh não giữa.

Đối với tổn thương tủy sống: nghiên cứu ghép tế bào gốc thần kinh đệm ít gai vào chuột trưởng thành 7 ngày sau khi gây tổn thương tủy sống có thể giúp làm tăng quá trình tái tạo myelin và khởi động chức năng vận động.

Nhồi máu cơ tim và suy tim: nhiều nghiên cứu cho thấy cấy ghép tế bào gốc ES cho cơ tim có thể làm tăng khả năng co bóp của cơ tim chuột sau khi bị nhồi máu. Một nghiên cứu khác khi sử dụng yếu tố làm tăng khả năng sống sót của tế bào ghép và làm giảm nguy cơ chết của tế bào sau ghép ở chuột điều trị với tế bào gốc ES so với nhóm chứng đã làm giảm tỉ lệ suy tim và phục hồi một phần cơ tim (tăng chiều dày của thành tim bị nhồi máu).

Đái tháo đường týp 1: hiện nay chưa có phương pháp nào có thể giúp biệt hoá thành công tế bào gốc thành tế bào tuỵ đảo beta tiết insulin, mặc dù trong phòng thí nghiệm người ta đã thành công nuôi cấy tế bào beta bằng cách chọn lọc sự biểu hiện gen tế bào beta hoặc thay đổi môi trường nuôi cấy.

Những áp dụng lâm sàng khác

Disease modifiers: (điều khiển bệnh tật) sử dụng một số tế bào gốc để thay thế bệnh tật, thay thế đáp ứng của tế bào với tổn thương hoặc những bất thường của hệ miễn dịch. Ví dụ tế bào gốc ghép vào có thể gây ra các tín hiệu phức tạp, ảnh hưởng đến kết cục của bệnh tật mà không thay thế trực tiếp tế bào bị tổn thương.

Khả năng của tế bào gốc trung mô tạo thành tế bào cơ dẫn tới những khám phá trong điều trị thiếu máu cơ tim. Một số nghiên cứu cho rằng tế bào gốc trung mô đóng góp trong việc tái sinh các tế bào ở vùng bị tổn thương.

Hơn nữa, chúng còn giải phóng các hoóc-môn và ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng của tim (và mô khác) với việc thiếu máu.

Cũng có giả thuyết khác cho rằng quần thể tế bào gốc có khả năng ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và do đó thay đổi đáp ứng của tổn thương với việc thiếu máu, hoặc làm giảm bớt hậu quả của bệnh do miễn dịch. Tuy nhiên, vai trò ảnh hưởng của tế bào và cơ chế hoạt động của tế bào như thế nào vẫn còn đang được bàn cãi.

Viễn cảnh về việc tế bào trung mô có khả năng di chuyển tới vùng tổn thương, tạo ra các hoóc-môn đáp ứng là vấn đề hấp dẫn và ứng dụng lâm sàng quan trọng trong nghiên cứu sinh học tế bào gốc, nhưng chưa thực sự trở thành một phương pháp điều trị có thể áp dụng trên thực tế.

Ứng dụng lâm sàng tế bào gốc.

Một ứng dụng khác của sinh học tế bào gốc trong lĩnh vực gây ung thư. Giả thiết cho rằng có 1 quần thể tế bào ác tính có thể xác định được, có 2 chức năng giống tế bào gốc (tự sinh sản và khả năng biệt hóa).

Những tế bào này giống tế bào gốc ở mô lành, có thể thay thế tế bào trưởng thành mà vòng đời của nó bị giới hạn. Do đó chúng được cho là loại tế bào kích hoạt tính gan lì và có thể sự di căn của khối u.

Giả thiết này được chứng minh bằng cách ghép tế bào ung thư người trên chuột đã được bất hoạt miễn dịch. Các nhóm nhỏ tế bào u tìm thấy ở động vật được ghép tế bào u, trong khi đó các loại tế bào khác thì không thấy.

ThS.BS. Đào Trường Giang - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm