Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh nhân đột quỵ đi lại được sau khi ghép tế bào gốc

Kết quả của một thử nghiệm lâm sàng nhỏ đã mang lại hy vọng cho những người dân bị giảm khả năng vận động sau đột quỵ. Đó là khả năng phục hồi chức năng vận động nhờ tiêm tế bào gốc người lớn vào não đã phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân.

Tiêm tế bào gốc SB623 vào vùng não tổn thương do đột quỵ đã phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân.

TS Gary Steinberg, chủ nhiệm bộ môn thần kinh tại Trường Y Đại học Stanford và các đồng nghiệp đã công bố phát hiện của họ trên tạp chí Stroke.

Tuy thử nghiệm chỉ bao gồm một số ít bệnh nhân đột quỵ, song đã mang lại những kết quả rất tích cực, và một số chuyên gia y tế khẳng định những phát hiện này có thể dẫn đến "những cách điều trị giúp thay đổi cuộc sống" cho bệnh nhân đột quỵ.

Bởi với những bệnh nhân không được vận chuyển đến viện kịp thời, họ sẽ có rất ít cơ hội phục hồi trong khi nghiên cứu cho thấy cấy ghép tế bào gốc cải thiện sự hồi phục của bệnh nhân khi dùng sau khi bị đột quỵ tới 3 năm.

Nhiều bệnh nhân ngồi xe lăn đã đi lại được

Trong nghiên cứu bao gồm 18 bệnh nhân - tuổi trung bình 61 – bị đột quỵ lần đầu từ 6 tháng đến 3 năm trước. Tất cả đều mất khả năng vận động do hậu quả của đột quỵ; một số bị liệt tay, trong khi những người khác không thể đi lại được.

Các bệnh nhân đều được ghép tế bào gốc, bao gồm khoan một lỗ vào hộp sọ và tiêm tế bào SB623 vào vùng não bị tổn thương do đột quỵ.

Tế bào SB623 là tế bào gốc trung mô (MSC) được lấy từ tủy xương của hai người hiến tặng và được chỉnh sửa để tăng cường chức năng não.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân được theo dõi bằng chụp não, xét nghiệm máu, và khám lâm sàng.

Một tháng sau điều trị, các bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, và những cải thiện này tiếp tục được duy trì trong ít nhất 1 năm và hơn 2 năm đối với một số bệnh nhân.

Một bệnh nhân đã thấy sự cải thiện đáng kể trong chức năng vận động sau cấy ghép tế bào gốc là cô Sonia Olea Coontz, 36 tuổi, sống ở Long Beach, CA.

Sau khi bị đột quỵ tháng 5 năm 2011, cô bị liệt cánh tay phải, và tuy vẫn nhúc nhắc được chân phải, song cô thường xuyên phải sử dụng xe lăn.

Tuy nhiên, sau phẫu thuật, Coontz cho biết chân tay cô đã "tỉnh dậy", và TS Steinberg cùng các đồng nghiệp hy vọng phương pháp này có thể mang lại kết quả tương tự cho hàng triệu người bị đột quỵ khác .

Tiềm năng trong điều trị đột quỵ và các rối loạn thoái hóa thần kinh khác

Các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng sau khi được tiêm vào não, các tế bào SB623 chỉ sống khoảng 1 tháng, nhưng bệnh nhân vẫn tiếp tục biểu hiện sự cải thiện trong nhiều tháng sau đó.

Họ dự đoán ngay sau khi cấy ghép, các tế bào SB623 tiết ra những chất lắng động gần vùng não bị tổn hại do đột quỵ, nhờ đó tăng cường tái hoạt hóa hoặc tái sinh mô thần kinh, cải thiện chức năng vận động.

Cách điều trị này có lẽ không được giới hạn ở bệnh nhân đột quỵ, mà còn có thể điều trị nhiều bệnh liên quan đến chấn thương não.

78% số bệnh nhân trong thử nghiệm bị đau đầu tạm thời, được cho là do phẫu thuật gây ra. Mộ số bệnh nhân cũng bị buồn nôn và nôn, tuy nhiên không thấy có bất thường gì đáng kể về máu.

Theo các tác giả, lợi ích chính của tế bào gốc trung mô là chúng không bị đào thải bởi hệ thống miễn dịch , mặc dù chúng được lấy từ từ tủy xương của ngời cho. Trong nghiên cứu này, không bệnh nhân nào phải dùng thuốc ức chế miễn dịch .

Các nhà nghiên cứu hiện đang bắt tay vào việc tuyển bệnh nhân cho thử nghiệm ngẫu hóa, mù đôi, đa trung tâm giai đoạn IIb để tiếp tục đánh giá sự an toàn và hiệu quả của việc điều trị tế bào gốc ở 156 bệnh nhân đột quỵ bị liệt vận động.

Theo TS Shamin Quadir, giám đốc truyền thông nghiên cứu của Hội đột quỵ Anh, thì kết quả của các thử nghiệm giai đoạn II sẽ cho biết nhiều hơn về kiểu điều trị tế bào gốc này. Phát hiện có thể dẫn đến những phương pháp điều trị làm thay đổi cuộc sống cho bệnh nhân đột quỵ trong tương lai.

Cẩm Tú - Theo Dân Trí / Medical Daily
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm