Việc điều trị đòi hỏi rất nhiều thời gian, theo khuyến cáo mới nhất, sau khi lấy sạch phân cứng ứ trong trực tràng và bé đã đi tiêu bình thường (phân mềm, ít nhất 3 lần mỗi tuần) vẫn cần dùng thuốc chống táo bón liều duy trì ít nhất 6 tháng.
Trên thực tế, nhiều phụ huynh thường tự ý ngưng thuốc trị táo bón ngay khi thấy con đi tiêu bình thường, khiến táo bón tái phát. Ngưng thuốc quá sớm rồi dùng lại nhiều lần sẽ làm táo bón tái phát nhiều hơn và việc điều trị sẽ ngày càng khó khăn.
Thời gian điều trị kéo dài đòi hỏi thuốc trị táo bón phải rất an toàn. Có thể sử dụng các thuốc như polyethylene glycol (PEG), sorbitol, các loại dầu khoáng, các thuốc nhuận tràng kích thích … Đặc biệt, Lactulose (Duphalac) được dùng phổ biến nhờ tính hiệu quả và độ an toàn cao, có thể sử dụng ở trẻ sơ sinh. Thuốc giúp làm mềm phân, dễ đi tiêu và giúp duy trì các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ. Có thể dùng Lactulose liều cao để xổ phân (thay cho các biện pháp bơm hậu môn bằng glycerin hay thụt tháo) hoặc liều thấp hơn để điều trị duy trì.
– Dùng để xổ phân (lấy phân cứng nhanh ra ngoài): 4ml/kg/ngày, chia 2 lần, dùng trong 7 ngày.
– Điều trị duy trì (giữ cho bệnh nhân đi tiêu thường xuyên, tránh táo bón): 1-3ml/kg/ngày, chia 2 lần. Cần lưu ý trong khi điều trị duy trì không nên thực hiện các biện pháp thụt tháo, bơm hậu môn bằng glycerin.
Việc điều trị táo bón ở trẻ em đòi hỏi nhiều nỗ lực, sự kiên nhẫn và thời gian, tuy nhiên không phải lúc nào cũng thành công. Ước tính vẫn còn khoảng 1/3 các bé thất bại với điều trị và tiếp tục “khổ sở” với việc đi tiêu hàng ngày. Do đó, công tác phòng ngừa táo bón với các nguyên tắc cơ bản như chế độ ăn hài hòa nhiều chất xơ, uống đủ nước, hoạt động thể chất phù hợp với lứa tuổi kết hợp tập luyện thói quen đi tiêu mỗi ngày là những việc cần làm để giúp bé tránh phải chứng táo bón rất khó chịu này.
Những hiểu biết cơ bản về táo bón ở trẻ em
Rất nhiều bà mẹ lo lắng mang con đến phòng khám vì bé mãi 4-5 ngày mới đại tiện một lần, hoặc trước đây bé đại tiện 2-3 lần mỗi ngày thì nay bé lớn lên chỉ còn đi mỗi ngày 1 lần, v.v… Liệu các trường hợp đó có phải là táo bón hay không? Câu trả lời là: KHÔNG. Nếu bé 4-5 ngày mới đại tiện nhưng phân vẫn mềm, tơi xốp thì không gọi là táo bón. Tương tự, bé ngày càng lớn thì số lần đại tiện trong ngày càng giảm đi cũng là hiện tượng sinh lý bình thường.
Táo bón là khi bé đi đại tiện thưa thớt (dưới 3 lần mỗi tuần) hoặc đại tiện khó khăn, gây ra sự khó chịu, căng thẳng (phân cứng, rặn đau, ngồi lâu, tiêu khó khăn, đôi khi chảy máu hậu môn) .Theo ước tính, hầu như bé nào cũng có ít nhất 1 lần bị táo bón, nhưng chỉ thoáng qua rồi hết. Những bé bị táo bón kéo dài vài tuần lễ được gọi là táo bón mạn tính và cần những sự chăm sóc toàn diện từ chế độ ăn, chế độ sinh hoạt, trấn an tâm lý và sử dụng thuốc.
Trẻ độ tuổi nào thường mắc táo bón?
Có 3 thời điểm táo bón dễ xảy ra với các bé:
Làm sao nhận biết bé bị táo bón?
Ngoài việc đếm số lần đi tiêu trong 1 tuần và xem tính chất phân như đã nói ở trên, các bé bị táo bón còn có nhiều biểu hiện khác, đôi khi bị lầm với các rối loạn khác.
Ngoài ra, một số bé có biểu hiện “nín nhịn”, không chịu đi tiêu như ngồi xổm, gồng cứng người, bắt chéo 2 chân, hay đỏ mặt hoặc bấu chặt vào mẹ, v.v
Nguyên nhân gây táo bón và “cái vòng lẩn quẩn”
Táo bón chức năng
Có đến 95% các bé bị táo bón không tìm ra nguyên nhân, tức là thăm khám và xét nghiệm thông thường (thử máu, siêu âm, Xquang) không phát hiện bất thường. Những trường hợp này gọi là “táo bón chức năng”.
Nguyên nhân có thể là sự chưa hoàn thiện của hệ tiêu hóa, hoặc chế độ ăn và sinh hoạt chưa hợp lý. Tuy nhiên, yếu tố được nhắc đến nhiều nhất là “hành vi nín nhịn”. Có thể do bé “chê” nhà vệ sinh trong trường, hoặc do “kinh nghiệm” sau một lần đi tiêu phân cứng gây đau đớn, nên lần mắc cầu sau bé quyết định nín lại, không chịu đi tiêu. Khi nín như vậy phân sẽ ngày càng khô trong trực tràng (đoạn ruột cuối, nối với hậu môn), tích tụ to hơn và đến khi bé “chịu hết nổi” phải đi tiêu thì sẽ gặp khó khăn nhiều hơn, gây đau nhiều hơn. Thế là bé lại có ác cảm nặng nề hơn với chuyện đi tiêu, lại càng nín nhịn, và lại càng đau hơn trong lần đi tiêu kế tiếp. Đó là “cái vòng lẩn quẩn” gây khó khăn rất lớn trong việc điều trị táo bón chức năng cho trẻ em.
Táo bón thực thể
Đây là trường hợp táo bón do một bệnh nào đó gây ra như bệnh phình đại tràng bẩm sinh, bệnh suy giáp trạng bẩm sinh, ngộ độc chì, các trường hợp tổn thương hay dị dạng cột sống vùng cùng cụt (vùng sát gần mông), dị dạng hậu môn, v.v… Lúc này, cần điều trị bệnh lý gốc thì mới hết táo bón.
Một số yếu tố trong điều trị táo bón
Sự kiên nhẫn của cha mẹ
Việc điều trị táo bón trước tiên đòi hỏi cha mẹ phải hết sức kiên nhẫn vì táo bón không hết nhanh như các bệnh cảm sốt thông thường và các bé cũng ít chịu hợp tác tốt. Điều trị táo bón phải kết hợp giữa sự thay đổi chế độ ăn uống, thói quen đi tiêu, hoạt động thể chất với việc dùng thuốc, nếu có. Đôi khi việc điều trị cần đến chuyên gia tâm lý.
Tập luyện các thói quen tốt
Tập luyện thói quen đi tiêu hàng ngày là một điều quan trọng, vừa giúp bé có phản xạ đi tiêu, vừa giúp loại bỏ phân không để ứ quá lâu trong trực tràng. Hàng ngày bé nên được tập đi tiêu vào một giờ nhất định, nếu sau 15 phút bé không cảm thấy mắc cầu thì thôi, lập lại vào hôm sau. Hãy khen nếu bé chịu vào nhà vệ sinh hoặc ngồi bô đi tiêu và kịp thời có những phần thưởng nho nhỏ khi bé tự đi tiêu được. Khuyến khích bé hoạt động thể lực, tránh ngồi yên một chỗ cũng là một biện pháp giúp tăng cường nhu động ruột, tránh táo bón.
Chế độ dinh dưỡng
Chất xơ và nước uống là 2 yếu tố quan trọng khác. Các thức ăn chứa nhiều chất xơ như trái cây, rau tươi và các loại bột ngũ cốc nguyên cám (các loại bột ngũ cốc ăn sáng, bánh mì đen, …) nên hiện diện trong bữa ăn hàng ngày của bé. Một trở ngại lớn là trẻ em ít chịu ăn rau quả, vì vậy cha mẹ cần hỗ trợ, khuyến khích con. Nước chín, nước ép trái cây là những loại nước hữu ích trong việc điều trị táo bón. Bé cần được uống đủ nhu cầu nước mỗi ngày, nhất là ở những nước có khí hậu nóng như nước ta.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dạy trẻ tự đi vệ sinh đúng cách
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.