Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tắm cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp từ các bậc cha mẹ về các chủ đề liên quan đến thời gian, tần suất, sự an toàn khi tắm cho trẻ sơ sinh, v.v.

Tắm cho con là một trải nghiệm được nhiều bậc cha mẹ trân trọng. Đó là thời điểm tuyệt vời để gắn kết với trẻ và để thành viên mới nhỏ bé trong gia đình của bạn tận hưởng cảm giác nước ấm trên da. Tuy nhiên, việc tắm cho trẻ này thường đi kèm với những câu hỏi, và đôi khi là sự lo lắng, về thời điểm và cách tắm phù hợp với trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh nên tắm lần đầu khi nào?

Thời gian tắm lần đầu tiên của trẻ đã thay đổi trong vài năm qua. Trong khi hầu hết các cơ sở y tế thường tắm cho trẻ sơ sinh trong vòng một hoặc hai giờ sau khi sinh, thì nhiều cơ sở lại đang thay đổi thời điểm tắm lần đầu cho trẻ.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên trì hoãn việc tắm đầu tiên cho trẻ sơ sinh đến 24 giờ sau khi sinh - hoặc đợi ít nhất 6 giờ nếu không thể chờ đủ ngày vì lý do văn hóa.

Tại sao nên chờ đợi?

Dưới đây là một số lý do tại sao nên trì hoãn việc tắm lần đầu cho bé:

  • Nhiệt độ cơ thể và lượng đường trong máu: Trẻ tắm ngay có thể khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh và hạ thân nhiệt. Áp lực nhỏ của việc tắm sớm cũng có thể khiến một số trẻ dễ bị tụt đường huyết (hạ đường huyết).
  • Liên kết mẹ con và cho con bú: Việc cho trẻ đi tắm quá sớm có thể làm gián đoạn quá trình chăm sóc da kề da, gắn kết mẹ con và việc nuôi con bằng sữa mẹ sớm. Một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ thành công tại bệnh viện tăng 166% sau khi thực hiện trì hoãn 12 giờ trong lần tắm đầu tiên của trẻ so với những trẻ được tắm trong vài giờ đầu tiên.
  • Da khô: Vernix - một chất trắng như sáp phủ lên da em bé trước khi sinh, hoạt động như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên và có thể có đặc tính chống vi khuẩn. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), tốt nhất nên lớp sáp này trên da trẻ sơ sinh một thời gian để giúp làn da mỏng manh của trẻ không bị khô. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ sinh non vì da của chúng rất dễ bị tổn thương.

Lưu ý: Trẻ có mẹ nhiễm HIV hoặc vi rút viêm gan vẫn được tắm sau lần bú đầu tiên để giảm rủi ro cho nhân viên bệnh viện và người nhà.

Trẻ cần tắm tại nhà như thế nào?

Trẻ sơ sinh không cần tắm mỗi ngày do trẻ hiếm khi đổ mồ hôi hoặc bị bẩn đến mức cần được tắm đầy đủ thường xuyên.

Ba lần tắm mỗi tuần trong năm đầu tiên của trẻ có thể là đủ. Tắm thường xuyên hơn có thể làm khô da của trẻ.

Có thể cho trẻ tắm trước khi dây rốn rụng không?

Bạn có thể chỉ lau người cho trẻ cho đến khi cuống rốn rụng đi, điều này thường xảy ra khi trẻ được khoảng một hoặc hai tuần tuổi. Nếu dây rốn vẫn chưa rụng sau khoảng thời gian đó, có thể có các vấn đề khác đang diễn ra. Hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ nếu dây rốn của trẻ vẫn chưa khô và tự rụng khi trẻ được hai tháng tuổi.

Cách lau người khi tắm cho trẻ

Tắm bằng cách lau người cũng giống như tắm thông thường, chỉ khác là bạn không cho trẻ vào nước.

Mẹo an toàn khi lau người cho trẻ:

  • Chuẩn bị sẵn một chậu nước, một chiếc khăn ẩm được nhúng trong nước không có xà phòng, một chiếc khăn khô và bất cứ thứ gì khác mà bạn có thể cần trong tầm với trước khi bắt đầu.
  • Đặt trẻ trên một bề mặt phẳng thoải mái cho cả bạn và trẻ như bàn thay đồ, giường, sàn nhà hoặc quầy cạnh bồn rửa. Phủ lên các bề mặt cứng bằng chăn hoặc khăn lông mịn. Nếu trẻ ở trên bề mặt cao hơn sàn nhà, hãy luôn sử dụng dây đeo an toàn hoặc giữ một tay trẻ để tránh bị ngã.
  • Bắt đầu rửa mặt trước. Dùng khăn ẩm để rửa mặt, cẩn thận không để nước vào mắt hoặc miệng. Sau đó, nhúng khăn vào chậu nước trước khi rửa phần còn lại của cơ thể và cuối cùng là vùng quấn tã.
  • Giữ ấm cho trẻ. Trong khi lau người cho trẻ, hãy quấn trẻ trong một chiếc khăn khô và chỉ để hở những phần cơ thể mà bạn tắm rửa. Đặc biệt chú ý đến các nếp nhăn dưới cánh tay, sau tai, quanh cổ, và đặc biệt là ở vùng sinh dục đối với trẻ em gái.
Khi nào trẻ sẵn sàng tắm thường xuyên?

Khi vùng rốn đã lành, bạn có thể thử đặt trẻ trực tiếp xuống nước. Lần tắm đầu tiên của trẻ nên nhẹ nhàng và ngắn gọn nhất có thể. Trẻ có thể phản đối một chút. (Nếu điều này xảy ra, hãy quay lại với việc tắm bọt biển trong một hoặc hai tuần, sau đó thử tắm lại). Trẻ sơ sinh thường có dấu hiệu rõ ràng khi chúng sẵn sàng.

Mẹo an toàn khi tắm cho trẻ sơ sinh:

Sử dụng bồn tắm hoặc chậu tắm dành cho trẻ sơ sinh. Chuyên gia khuyến nghị một bồn tắm trẻ em bằng nhựa cứng có bề mặt dốc, có địu để giữ cho trẻ không bị trượt. Một số cha mẹ cảm thấy dễ tắm cho trẻ sơ sinh nhất khi dùng chậu tắm, bồn tắm hoặc bồn nhựa có lót khăn sạch. Đôi khi dễ nhất là tốt nhất, chỉ cần cha mẹ cẩn thận với những vật xung quanh bồn.

Tránh sử dụng ghế tắm. Những chiếc ghế này giúp hỗ trợ để trẻ có thể ngồi thẳng trong bồn tắm của người lớn. Thật không may, trẻ có thể dễ dàng rơi xuống nước tắm và chết đuối.

Luôn giám sát trẻ. Chuẩn bị sẵn khăn tắm và các vật dụng tắm khác trong tầm với để bạn có thể dùng luôn khi cần thiết. Nếu bạn quên điều gì đó hoặc cần nghe điện thoại trong khi tắm trẻ, bạn phải mang cả trẻ đi cùng. Bắt đầu thực hành an toàn với nước cho trẻ sơ sinh ngay bây giờ: Không bao giờ để trẻ một mình trong bồn tắm, dù chỉ trong chốc lát. Hầu hết các vụ chết đuối ở trẻ em trong nhà xảy ra trong bồn tắm, và hơn một nửa số ca tử vong trong bồn tắm liên quan đến trẻ em dưới 1 tuổi.

Kiểm tra nhiệt độ nước. Đổ đầy nước vào chậu với nước ấm - không nóng. Nếu bạn đang đổ đầy nước vào bồn từ vòi, hãy bật nước lạnh trước (và tắt sau cùng) để tránh làm bỏng cho bản thân hoặc cho trẻ. Chuyên gia khuyến cáo rằng nhiệt độ nóng nhất ở vòi không được quá 49 độ C để tránh bị bỏng. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể điều chỉnh cài đặt máy nước nóng để không vượt quá nhiệt độ này. Nước máy quá nóng có thể nhanh chóng gây bỏng nghiêm trọng đến mức phải đến bệnh viện hoặc thậm chí phẫu thuật. Trên thực tế, bỏng nước nóng là nguyên nhân hàng đầu gây bỏng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Giữ ấm cho bé. Sau khi bạn cởi quần áo cho trẻ, hãy đặt trẻ vào nước ngay lập tức để trẻ không bị lạnh. Dùng một trong hai tay của bạn để đỡ đầu trẻ và tay kia để hướng trẻ vào chậu bằng chân trước, nhẹ nhàng hạ thấp phần còn lại của cơ thể trẻ cho đến khi trẻ ở trong bồn. Hầu hết cơ thể và khuôn mặt của trẻ phải cao hơn mực nước để đảm bảo an toàn, vì vậy bạn cần phải thường xuyên đổ nước ấm lên cơ thể để giữ ấm cho trẻ.

Xà phòng có thể làm khô da của bé. Nếu cần dùng sữa rửa mặt cho những vùng bị bẩn nhiều, chỉ sử dụng xà phòng nhẹ, có độ pH trung tính, không có chất phụ gia. Rửa sạch xà phòng trên da ngay lập tức. Gội đầu cho trẻ hai hoặc ba lần một tuần bằng dầu gội đầu nhẹ hoặc sữa tắm.

Bạn có thể thấy một số mảng vảy trên da đầu của trẻ - đây một tình trạng vô hại xuất hiện ở nhiều trẻ sơ sinh. Bạn có thể làm sạch vảy bằng bàn chải lông mềm khi gội đầu trong bồn tắm, nhưng bạn cũng có thể để yên nếu nó không ảnh hưởng đến trẻ. Nó không có khả năng gây hại cho trẻ và trẻ sẽ phát triển nhanh hơn.

Làm sạch nhẹ nhàng. Dùng khăn mềm để rửa mặt và tóc cho trẻ, lưu ý không chà mạnh hoặc giật mạnh da. Xoa bóp nhẹ nhàng toàn bộ da đầu của trẻ, bao gồm cả vùng trên thóp của trẻ (các điểm mềm). Khi bạn gội sạch dầu gội trên đầu trẻ, hãy đặt tay của bạn ngang trán trẻ để dầu gội chảy ra hai bên chứ không rơi vào mắt trẻ. Nếu nước bẩn rơi vào mắt trẻ, hãy dùng khăn ướt để lau bằng nước ấm. Rửa phần còn lại của cơ thể trẻ từ trên xuống.

Hãy vui vẻ trong bồn tắm. Nếu trẻ thích tắm, hãy cho trẻ thêm chút thời gian để té nước và chơi đùa trong nước. Trẻ càng vui trong bồn tắm bao nhiêu thì càng ít sợ nước bấy nhiêu. Tắm sẽ là một trải nghiệm rất thư giãn và nhẹ nhàng, vì vậy đừng vội vàng trừ khi trẻ không vui.

Trẻ sơ sinh không thực sự cần đồ chơi khi tắm, vì chỉ cần ở trong nước là đủ thú vị. Tuy nhiên, khi trẻ đã đủ lớn để vào bồn tắm, đồ chơi sẽ trở thành chìa khóa quan trọng. Đồ chơi sẽ tạo ra những thứ gây xao nhãng tuyệt vời khi bạn tắm cho trẻ.

Ra ngoài và lau khô. Khi tắm xong, hãy nhanh chóng quấn khăn quanh đầu và khắp cơ thể trẻ để giúp giữ ấm khi còn ướt. Tắm cho trẻ ở mọi lứa tuổi là công việc gây ướt, vì vậy bạn có thể mặc tạp dề bằng vải bông hoặc quàng khăn qua vai để tránh bị ướt. Nhẹ nhàng lau khô người cho trẻ và thoa một lượng nhỏ kem dưỡng ẩm không mùi, không gây dị ứng ngay sau khi tắm để giúp ngăn ngừa khô da hoặc chàm.

Biết những điều cơ bản có thể giúp việc tắm cho trẻ sơ sinh trở nên dễ dàng. Chỉ cần đảm bảo trẻ luôn thoải mái và an toàn trong thời gian tắm - và đừng quên đắm mình trong những khoảnh khắc đặc biệt của trẻ và bạn nhé.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sai lầm thường gặp khi tắm 

BS Đoàn Thu Hồng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM (theo Healthychildren) -
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm