Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tác hại khôn lường của việc nhịn tiểu

Chắc chắn bạn không bao giờ dám nhịn tiểu dù bận đến cỡ nào đi nữa khi biết tác hại khôn lường của thói quen này.

Nếu bạn đang trong một cuộc họp quan trọng hay đang làm dở một công việc nào đó, buồn đi tiểu sẽ không được thực hiện ngay lập tức. Bạn sẵn sàng từ chối 'tiếng gọi của thiên nhiên'.

Trung bình bàng quang có thể chứa tối đa khoảng 420 ml chất lỏng (khoảng 8 ly nước). Trên con số này, bạn sẽ có cảm giác rất mót, 600ml thì đau tức không thể chịu được.

Khi bàng quang đầy, cơ chế phản hồi tự động gửi một tín hiệu lên não để giục bạn chạy đến nhà vệ sinh gần nhất.

Song, bạn lại thường xuyên kìm nén việc giải tỏa tự nhiên này. Nhưng nhịn tiểu bao lâu được xem là bình thường?

Một số người có thể nhịn tiểu khá lâu nhưng một số khác thì có thể nhịn được vài phút. Thời gian 'trì hoãn' đi tiểu phụ thuộc vào tình trạng mất nước, lượng nước đã uống và chức năng của bàng quang.

Những người thường xuyên nhịn tiểu sẽ không biết đâu là thời điểm thích hợp để đi vệ sinh. Càng nhịn, bàng quang càng trở thành mảnh đất màu mỡ để vi khuẩn phát triển và gây ra những rủi ro cho sức khỏe.

1. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào trong bộ phận này.

Vi khuẩn xâm nhập niệu đạo, bàng quang và có thể lây lan đến thận. Mặc dù phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do niệu đạo ngắn hơn nhưng một khi đã mắc, nam giới lại thường bị nghiêm trọng hơn.

Các triệu chứng đặc trưng cảnh báo đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn như nước tiểu đục hoặc có màu máu, hay buồn tiểu, sốt nhẹ và cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

Nếu không may mắc bệnh, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh uống hoặc tiêm, phụ thuộc vào tình trạng bệnh.

2. Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là bệnh gây viêm và đau đớn ở bàng quang khi giữ trữ nước tiểu. Bệnh nhân thường có xu hướng đi tiểu nhiều hơn nhưng khối lượng nước tiểu rất ít.

Các triệu chứng thường gặp như khung xương chậu đau đớn, buồn đi tiểu liên tục và trong một số trường hợp, đi tiểu nhiều hơn 60 lần/ngày.

Rất đáng lo ngại là bệnh này chưa có thuốc chữa dứt điểm mà chỉ điều trị chỉ làm giảm bớt triệu chứng.

3. Suy thận và sỏi thận

Do không thường xuyên lọc các độc tố và chất thải ra ngoài cơ thể bằng đường tiểu tiện, thận sẽ có dấu hiệu bị suy. Các triệu chứng của suy thận bao gồm các vết bầm tím, phân có máu, tính khí thất thường, tâm trạng mệt mỏi và buồn ngủ.

Không những thế, việc nhịn tiểu còn gây ra những viên sỏi thận với nhiều kích cỡ và hình dáng khác nhau do các cặn canxi không được đào thải hết ra ngoài cơ thể, lưu lại và tạo thành sỏi.

4. Giảm ham muốn quan hệ tình dục, gây vô sinh

Trì hoãn đi theo 'tiếng gọi của thiên nhiên' cũng khiến cả nam giới và phụ nữ giảm ham muốn tình dục.

Với nam giới, thói quen này sẽ ức chế thần kinh, làm rối loạn chức năng cương cứng gây xuất tinh sớm, giảm hưng phấn khi sex.

Đối với nữ giới, nhịn tiểu gây ức chế lên vùng xương chậu, cổ tử cung và các bộ phận sinh dục khác, khiến cho việc yêu trở nên đau đớn, giảm hưng phấn…

Nguy hiểm hơn, chị em dễ bị vô sinh khi nhịn tiểu thường xuyên bởi thói quen này làm cho bàng quang tích trữ chất lỏng quá nhiều, phình to ra và chèn ép tử cung, khiến tử cung khó về vị trí cũ.

5. Tiểu dắt

Thói quen nhịn tiểu lâu còn làm cơ thể mất phản xạ tiểu theo đúng chu kỳ dẫn tới tiểu són, tiểu dắt. Đối với những người mắc bệnh mạn tính thì nhịn tiểu càng nguy hiểm.

Đơn cử như bệnh nhân tăng huyết áp nếu nhịn đi tiểu sẽ khiến thần kinh hưng phấn, dẫn đến huyết áp tăng, tim đập nhanh, lượng oxy tiêu hóa gia tăng, gây ra xuất huyết não hoặc nhồi máu cơ tim.

Hoàng Hương - Theo Soha.vn
Bình luận
Tin mới
  • 01/10/2023

    Những điều cần biết về tư thế ngủ của bạn

    Có lẽ bạn đã nghe nói rằng việc có tư thế tốt là khá quan trọng. Điều đó cũng đúng với tư thế ngủ của bạn. Các tư thế ngủ khác nhau có ảnh hưởng đến vai, cổ và cột sống của bạn. Dưới đây là những điều bạn cần biết khi tìm tư thế ngủ lành mạnh nhất cho mình.

  • 01/10/2023

    Bảy dấu hiệu viêm mạn tính

    Để duy trì một sức khỏe tốt, bạn nên chú ý tới các dấu hiệu viêm nhiễm có thể xuất hiện trên cơ thể. Chúng được coi là các tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, tiểu đường và béo phì.

  • 01/10/2023

    Cholesterol LDL là gì và tại sao bạn nên theo dõi chỉ số này?

    Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

  • 30/09/2023

    Ăn phô mai có lợi gì cho sức khỏe của bạn?

    Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.

  • 30/09/2023

    Cách chăm sóc bàn chân và cẳng chân khi mắc bệnh tiểu đường

    Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.

  • 30/09/2023

    Bơ động vật và bơ thực vật: Loại nào tốt hơn?

    Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?

  • 30/09/2023

    Hệ miễn dịch của bạn phụ thuộc vào dưỡng chất nào?

    Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.

  • 30/09/2023

    Dấu hiệu ở lưỡi "tố" cơ thể thiếu vitamin B12

    Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.

Xem thêm