Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tác dụng phụ của Metfomin: những điều cần biết và cảnh báo đặc biệt

Metfomine là một loại thuốc phổ biến trong điều trị đái tháo đường. Cũng như đa phần các loại thuốc khác, metformin dưới dạng viên uống có thể gây ra các tác dụng phụ nhẹ hoặc nghiêm trọng. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng một số tác dụng phụ phổ biến mà thuốc có thể gây ra.

Thuốc Metfomin

Metfomin là thuốc được sử dụng trong điều trị đái tháo đường type-2, được kê đơn sử dụng ở đối tượng người trưởng thành và có thể là cả trẻ em. Đối với tác dụng phụ của thuốc, chúng có thể phụ thuộc vào:

  • Tuổi tác của người sử dụng
  • Các vấn đề sức khỏe khác đang mắc phải
  • Các loại thuốc khác đang dùng

Lời khuyên của các chuyên gia y tế là bất cứ ai sử dụng thuốc đều nên được tư vấn và thông báo các tác dụng phụ thuốc sớm nhất khi dùng. Bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp giúp giảm tác dụng phụ.

Tác dụng phụ nhẹ

Dưới đây là một số tác dụng phụ nhẹ mà viên uống metformin có thể gây ra. Để tìm hiểu rõ hơn về các tác dụng phụ nhẹ khác, hãy tham khảo kỹ lưỡng từ các chuyên gia y tế. Các tác dụng phụ nhẹ của viên uống metformin đã được báo cáo bao gồm:

  • Gây tình trạng tiêu chảy
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đầy hơi, khó tiêu
  • Khó chịu ở bụng
  • Đau đầu
  • Giảm cân

Các tác dụng phụ nhẹ của Metfomin cũng như đa phần các loại thuốc khác có thể biến mất trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài và gây khó chịu, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế một cách kỹ càng.

Tác dụng phụ nghiêm trọng

Các tác dụng phụ nghiêm trọng từ viên uống metformin có thể xảy ra nhưng không phổ biến. Nếu gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng, điều đầu tiên là hãy thông báo cho cơ sở y tế ngay lập tức. Các tác dụng phụ nghiêm trọng của viên uống metformin đã được báo cáo bao gồm:

  • Giảm mức vitamin B12
  • Hạ đường huyết 
  • Cảnh báo đặc biệt tình trạng nhiễm độc axit lactic
  • Các phản ứng dị ứng

Các tác dụng phụ kéo dài bao lâu?

Thời gian các tác dụng phụ kéo dài sẽ tùy thuộc vào loại tác dụng phụ mà người bệnh đang gặp phải. Ví dụ: tiêu chảy có thể xảy ra khi mới bắt đầu dùng thuốc, nhưng qua thời gian ngắn sau đó thì tác dụng phụ này có thể biến mất. Các tác dụng phụ khác chẳng hạn như giảm mức vitamin B12 có thể vẫn có thể tồn tại trong thời gian dài khi dùng metformin.

Nếu gặp tác dụng phụ từ metformin, hãy thông báo cho các chuyên gia y tế biết. Bác sĩ sẽ giúp xác định thời gian tác dụng phụ có thể kéo dài bao lâu, cũng như đề xuất các cách để giảm tác dụng phụ của thuốc.

Một số tác dụng phụ cần được lưu ý

Cảnh báo đặc biệt

Metformin viên uống có một số phản ứng phụ được xếp hạng cảnh báo đặc biệt, với mức độ nghiêm trọng được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra cho các sản phẩm trong quá trình sử dụng.

Nhiễm độc axit lacticMột số người dùng metformin bị nhiễm độc bởi axit lactic. Nhiễm axit lactic có thể xảy ra nếu cơ thể không thể loại bỏ axit lactic đủ nhanh, kéo theo tình trạng tích tụ axit này trong máu. Tình trạng dù hiếm gặp, nhưng không có nghĩa là nó không thể xảy ra và nó được coi là một tình trạng nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Các triệu chứng của nhiễm độc axit lactic cần được điều trị ngay lập tức. Các triệu chứng cần chú ý bao gồm: đau cơ, khó thở, buồn ngủ, đau bụng…

Khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào của tình trạng nhiễm độc axit lactic, hãy thông báo ngay lập tức cho cơ sở y tế, thậm chí là bệnh viện để được điều trị. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế về nguy cơ bị nhiễm axit lactic trước khi bắt đầu dùng metformin. Đôi khi, các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn hoặc việc sử dụng các loại thuốc khác đi kèm có thể làm tăng nguy cơ phát triển tác dụng phụ này.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiễm độc axit lactic khi sử dụng Metformin:

  • Có vấn đề về thận hoặc gan
  • 65 tuổi trở lên
  • Đang sử dụng thuốc cản quang để chụp CT hoặc chụp X-quang
  • Phẫu thuật
  • Suy tim sung huyết
  • Uống nhiều rượu
  • Sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như topiramate 

Tiêu chảy. Tiêu chảy có thể gặp phải khi đang dùng Metformin. Tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của loại thuốc này. Tiêu chảy có thể gặp phải ngay lần đầu tiên bắt đầu dùng thuốc, hoặc khi bác sĩ tăng liều lượng thuốc sử dụng. Nhưng thông thường, tiêu chảy sẽ biến mất trong thời gian ngắn và người bệnh cũng sẽ không bị lại sau khi dùng thuốc một thời gian dài hơn.

Nếu gặp phải tình trạng tiêu chảy khi đang dùng Metformin, hãy nhớ uống đủ nước. Tiêu chảy có thể gây ra tình trạng mất nước, và điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ khác. Trong hầu hết các trường hợp, tiêu chảy sẽ chỉ là một tác dụng phụ tạm thời của metformin. Do vậy, không nên lo lắng quá về điều này.

Hạ đường huyết. Hạ đường huyết là một tác dụng phụ có thể xảy ra của Metformin, đặc biệt khi thuốc được sử dụng cùng với các loại thuốc khác trong điều trị đái tháo đường type-2 . Những loại thuốc khác có thể bao gồm glipizide, glyburide hoặc insuline.

Khi bị hạ đường huyết, lượng đường trong máu nếu tụt xuống quá thấp có thể trở nên nghiêm trọng và thậm chí là đe dọa tính mạng. Đây cũng là một tác dụng phụ phổ biến của Metformin. Do vậy, người bệnh cần lưu ý đặc biệt về các triệu chứng của hạ đường huyết. Các triệu chứng của hạ đường huyết có thể bao gồm: chóng mặt, vã mồ hôi, tăng nhịp tim, hoang mang lo lắng, nhìn mờ, đau đầu, đói, cảm giác bồn chồn…

Các chuyên gia y tế khuyên nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên trong quá trình điều trị đái tháo đường. Điều này rất quan trọng để có thể nhận biết khi nào lượng đường trong máu quá thấp hoặc quá cao. Nếu gặp phải các triệu chứng của hạ đường huyết, nên được điều trị ngay lập tức. Các biện pháp tạm thời bao gồm:
  • Ăn đồ ăn chứa khoảng 15 gam carbohydrate, sau đó đợi 15 phút và kiểm tra lượng đường trong máu.
  • Nếu lượng đường trong máu vẫn dưới 70 mg/dL, nên ăn tiếp 15 gam carbohydrate. Sau đó, đợi thêm 15 phút và kiểm tra lại mức đường huyết.
  • Có thể phải lặp lại các bước này cho đến khi lượng đường trong máu đạt trên 70 mg/dL.

Ví dụ về các thực phẩm chứa khoảng 15 gam carbohydrate bao gồm:

  • Ba hoặc bốn viên đường glucose (4 gam/1 viên)
  • Túi gel glucose với 15 gam carbohydrate
  • Kẹo, như kẹo dẻo và kẹo cao su
  • 110 gam nước trái cây hoặc soda ngọt, không phải soda không đường hay soda ăn kiêng
  • 1 thìa mật ong hoặc đường

Cần chắc chắn rằng việc điều trị tình trạng hạ đường huyết phải được thực hiện ngay lập tức. Nếu không được điều trị, nó có thể khiến người bệnh ngất xỉu hoặc thậm chí lên cơn co giật. Nếu người bệnh không thể ăn hoặc nuốt, có thể cần phải tiêm trực tiếp glucagon và cần được đưa đến bệnh viện để được hỗ trợ. Nhìn chung, hãy tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế về vấn đề này. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất liều lượng thuốc thấp hơn, giúp hạn chế nguy cơ lượng hạ đường huyết.

Tổng kết

Tương tự như các loại thuốc khác, Metformin cũng có một số tác dụng phụ thường gặp, bao gồm cả tác dụng phụ nhẹ và các tác dụng phụ nghiêm trọng được cảnh báo đặc biệt. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chi tiết để được tư vấn và có sự điều chỉnh hợp lý, phù hợp mang lại hiệu quả tốt nhất khi sử dụng thuốc.

Tham khảo thêm thông tin tại: Viên thuốc dạng nén và nang nhộng: ưu điểm, nhược điểm và sự khác biệt

BS. Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm