Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự thật về các phương pháp 'cấy' tinh chất, lăn kim trẻ hóa da

Với những lời giới thiệu chỉ sau một lần cấy ADN cá hồi, lăn kim,... làn da sẽ căng mịn, trẻ ra nhiều tuổi, nhiều người đã tin theo mà không hề biết tới hậu quả.

Sau trào lưu hút chì thải độc, phương pháp làm đẹp "cấy tinh chất" vào da trở lên rầm rộ. Chúng được các cơ sở thẩm mỹ quảng cáo với những từ khóa hấp dẫn như công nghệ mới, da căng bóng ngay tức thì, trẻ hơn đến 10 tuổi,... 

Đừng vội lao theo trào lưu, trước khi quyết định làm đẹp, bạn cần phải tìm hiểu rõ về chúng. 

"Cấy tinh chất ADN cá hồi"- những cái tên mỹ miều tự đặt

Cấy được hiểu là dùng kỹ thuật và biện pháp khoa học cao để đưa một đối tượng vào môi trường nào đó để chúng sống và phát triển. Ví dụ: cấy tóc, cấy lúa, nuôi cấy vi sinh vật,...

Tuy nhiên, những chất được đặt tên nghe mỹ miều như "cấy tinh chất ADN cá hồi, vi tảo, nhung hươu, tế bào gốc" không thể sống trên da nhưng vẫn được các cơ sở làm đẹp goi là cấy. Bản chất của nó là một dạng chất dinh dưỡng cho da.

Tự tiêm hoặc đến các spa “dạo” để tiêm những chất này rất nguy hiểm. Bạn có thể nhìn rõ đang tiêm chất gì vào da nhưng lại không thấy được nguy cơ mà nó gây ra. Một trong những nguy cơ đó là nhiễm khuẩn. Khi thực hiện tại những cơ sở không đảm bảo, điều kiện về vô khuẩn kém, đường tiêm sẽ nhiễm khuẩn, nguy hiểm nhất là nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn huyết dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Bộ Y tế Việt Nam cho phép đưa vào da các chất như Acid Hyaluronic (HA), Epidermal Growth Factor (EGF) và một số vitamin. HA có khả năng ngậm nước rất cao nên khi tiêm vào da sẽ làm cho da căng bóng và mịn màng, được công nhận trong việc làm đầy, trẻ hóa da. EGF và một số vitamin là những yếu tố tăng trưởng chuyên biệt cho da đã được thế giới thừa nhận từ lâu. Chúng được kết hợp chung trong các sản phẩm uy tín để hỗ trợ kích thích, tái tạo làn da, tăng sinh collagen nhanh, làm cho da đẹp hơn. 

Ngoài những chất trên ngành y tế Việt Nam và FDA không công nhận và cho phép sử dụng. 

Lăn kim: Mới ở Việt Nam nhưng quá cũ so với thế giới

Bên cạnh đó, phương pháp lăn kim (dùng kim tay hoặc kim máy) cũng được quảng cáo là phương pháp mới, hiện đại. Thực tế, chúng đã có từ rất lâu, thậm chí quá cũ so với thế giới. 

Lăn kim làm đẹp da theo cơ chế sinh học lành vết thương. Khi lăn kim, bạn sẽ tạo ra tổn thương rất nhỏ, dạng đầu kim, cơ thể tự huy động quá trình lành vết thương xảy ra và thúc đẩy tạo lớp da mới nhanh hơn để thay thế lớp da cũ.

Su that ve cac phuong phap 'cay' tinh chat, lan kim tre hoa da hinh anh 1

Lăn kim là phương pháp làm đẹp mới ở Việt Nam nhưng đã quá cũ so với thế giới. Ảnh: Facebook

 

Lăn kim dù tạo ra vết thương rất nhỏ, nó cũng là cửa vào của các vi trùng xâm nhập bên trong cơ thể khi da có trầy xước. Việc vệ sinh dụng cụ không sạch, quy trình không đúng chuẩn, sản phẩm bôi không tinh khiết đều có thể gây viêm da, nhiễm trùng da, tăng sắc tố sau viêm, làm cho da không sáng lên mà còn sạm và nám.

Bạn nên sáng suốt khi tiêu dùng, đặc biệt liên quan đến sức khỏe. Trước khi quyết định làm đẹp, người tiêu dùng nên chọn cơ sở có uy tín, có bác sĩ chuyên môn, thuốc đạt chất lượng và cấp phép đầy đủ. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phẫu thuật thu nhỏ ngực - Phần 1, Phẫu thuật thu nhỏ ngực - Phần 2

Bác sĩ da liễu Nguyễn Phương Thảo - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

  • 28/03/2025

    Tin vui cho những người có thói quen ăn gừng và uống trà gừng

    Gừng đã được sử dụng từ rất lâu đời trong y học và cả ẩm thực, thói quen ăn gừng, uống trà gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tin vui là các nhà khoa học tiếp tục phát hiện ra một công dụng mới của gừng đối với sức khỏe đường ruột.

  • 28/03/2025

    5 loại thực phẩm bổ sung có thể gây tiêu chảy

    Nếu bạn có thói quen sử dụng thực phẩm bổ sung để tăng cường sức khỏe hàng ngày, thì chắc chắn, bạn cũng là người đang ưu tiên áp dụng các lựa chọn cho lối sống lành mạnh.

Xem thêm