Sự thật và hiểu lầm về chứng ngưng thở khi ngủ
Rất nhiều người mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ và rất nhiều người bị ảnh hưởng bởi chứng này. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều hiểu lầm về chứng ngưng thở khi ngủ.
Hiểu lầm: Chứng ngưng thở khi ngủ chỉ đơn thuần là việc ngủ ngáy và không phải là vấn đề nghiêm trọng
Ngủ ngáy có thể là một dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ nhưng có một sự khác biệt rất lớn giữa hai tình trạng này. Người bị chứng ngưng thở khi ngủ có thể bị ngưng thở đến khoảng hơn 400 lần trong một đêm, mỗi lần ngưng thở thường kéo dài từ 10 đến 30 giây. Khi bắt đầu thở trở lại, họ sẽ thường bắt đầu bằng việc ngáy. Tình trạng này lặp lại nhiều lần sẽ phá vỡ chu kỳ ngủ của bạn và có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi trong suốt cả ngày.
Tất cả các yếu tố phá vỡ chu kỳ giấc ngủ sẽ có tác động rất lớn lên cơ thể và trí não. Chứng ngưng thở khi ngủ không được điều trị sẽ liên quan đến các chấn thương khi làm việc, tai nạn giao thông, thậm chí lên cơn đau tim và đột quỵ.
Sự thật: Ngưng thở khi ngủ có thể làm tắc nghẽn việc thở
Loại phổ biến nhất của chứng ngưng thở khi ngủ là ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn (obstructive sleep apnea – OSA). Tình trạng này sẽ xảy ra khi lưỡi, amiđan hoặc các mô khác ở phần sau họng làm tắc nghẽn đường thở. Khi bạn cố gắng hít vào, không khí sẽ không thể đi vào được.
Ngưng thở khi ngủ trung ương (Central sleep apnea) là loại ít gặp hơn OSA. Tình trạng này xảy ra khi não bộ không thường xuyên gửi các tín hiệu cho cơ thể để thở khi cần.
Hiểu lầm: Chỉ người cao tuổi mới bị ngưng thở khi ngủ
Các bác sỹ thống kê rằng có khoảng hơn 18 triệu người Mỹ mắc hội chứng này. Hội chứng này phổ biến hơn ở những người trên 40 tuổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi. Bạn sẽ dễ mắc chứng ngưng thở khi ngủ hơn nếu bạn là nam giới, bị thừa cân béo phì, là người Mỹ gốc Phi hoặc gốc La tinh. Hội chứng này cũng có xu hướng di truyền trong gia đình.
Hiểu lầm: Rượu sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn
Uống một ly rượu trước khi đi ngủ có thể làm bạn buồn ngủ nhưng nó sẽ không giúp bạn có được một giấc ngủ chất lượng mà cơ thể cần. Rượu có thể làm thư giãn các cơ ở phần sau của họng. Việc này sẽ làm cho đường thở dễ bị tắc nghẽn hơn ở những người bị chứng ngưng thở khi ngủ. Thuốc ngủ cũng có tác dụng tương tự.
Hiểu lầm: Trẻ em rất hiếm khi mắc chứng ngưng thở khi ngủ
Chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn (OSA) thật ra rất phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khoảng 1/10 trẻ. Trong đa số các trường hợp, triệu chứng đều rất nhẹ và đứa trẻ thậm chí sẽ bỏ được tật này khi lớn lên. Nhưng, một vài trẻ sẽ bắt đầu gặp các vấn đề về hành vi hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, hậu quả của chứng ngưng thở khi ngủ.
Sự thật: Giảm cân có thể có ích
Bạn có thể cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ khi bạn có một vài thay đổi về lối sống. Nếu bạn bị thừa cân, trao đổi với bác sỹ về một chế độ giảm cân. Bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng cải thiện kể cả khi bạn chỉ giảm được một lượng cân nặng rất nhỏ. Nếu bạn hút thuốc, trao đổi với bác sỹ về các biện pháp có thể giúp bạn cai thuốc.
Sự thật: Nằm nghiêng về một bên có thể có ích
Nếu bạn nằm ngửa, trọng lực có thể làm các mô trong họng hạ xuống, do đó làm đường thở dễ bị tắc nghẽn hơn. Thay vì như vậy, hãy nằm nghiêng sang một bên để mở họng ra. Có những loại gối đặc biệt để giữ bạn nằm nghiêng về một bên. Một số người thậm chí còn mặc áo sơ mi có khâu các quả bóng tennis ở sau lưng khi ngủ để giữ mình luôn nằm nghiêng.
Sự thật: Dụng cụ giữ khuôn miệng (mouthpiece) cũng có thể giúp ích
Nha sỹ hoặc bác sỹ tai mũi họng sẽ giúp bạn có được một dụng cụ giữ khuôn miệng vừa vặn hoặc các dụng cụ để đặt vào miệng để làm giảm chứng ngưng thở khi ngủ ở mức độ nhẹ. Thiếu bị này sẽ được làm riêng cho mỗi người và có thể điều chỉnh vị trí hàm dưới và lưỡi. Bạn sẽ phải ngậm nó trong khi ngủ để giữ đường thở của mình luôn mở trong khi ngủ.
Máy CPAP sẽ thổi một luồng khí liên tục vào đường hô hấp của bạn. Bạn có thể điều chỉnh luồng khí đến khi nó đủ mạnh để giữ đường thở của bạn luôn mở khi ngủ. Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất dành cho người trưởng thành mắc chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn vừa và nặng.
Với một số người, phẫu thuật có thể chữa khỏi được chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn. Một ví dụ đó là ở những trẻ em có khối amiđan lớn làm tắc nghẽn đường thở. Trong trường hợp này, để giải quyết vấn đề, bác sỹ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ amiđan. Một số người trưởng thành cũng có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách phẫu thuật để thu nhỏ hoặc để làm cứng các mô mềm trong họng.
Nhưng phẫu thuật không phải là lựa chọn tốt với tất cả mọi người. Trao đổi với bác sỹ về tác dụng và nguy cơ của phẫu thuật trước khi bạn đưa ra quyết định.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tại sao ngưng thở khi ngủ tăng nguy cơ tử vong?
Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.